Israel và các vấn đề của luật hiến pháp hiện đại - Kỳ cuối: Tòa án quá quyền lực hay chính phủ lạm quyền?

Những tranh cãi dữ dội không làm thay đổi tình thế “lựa chọn thuốc độc cho mình”.

Israel và các vấn đề của luật hiến pháp hiện đại - Kỳ cuối: Tòa án quá quyền lực hay chính phủ lạm quyền?
Đồ họa: Luật Khoa.

Trong tiếng Anh có một thành ngữ là lựa chọn thuốc độc cho mình (pick your poison) để ám chỉ tình trạng một người phải đối mặt với hai lựa chọn đều dở như nhau, và họ phải tìm cách chọn ra lựa chọn ít dở hơn (the lesser of two evils). Có thể nói, Israel đã rơi vào tình trạng như vậy.

Biện pháp chống suy vong dân chủ: tòa án hay cử tri?

Dựa trên hai đóng góp của Lust và Bermeo (đề cập ở kỳ trước), các học giả luật và khoa học chính trị bắt đầu lý thuyết hóa những phương pháp để chống lại sự suy vong dân chủ.

Trong giới khoa học chính trị, nổi tiếng nhất có lẽ là Giáo sư Timothy Snyder với tác phẩm “On Tyranny” (Bàn về bạo chúa). [1] Ông chỉ ra khá nhiều các dấu hiệu bắt đầu cho quá trình độc tài hóa của một chính thể (dựa trên kinh nghiệm lịch sử ở Đức thời Hitler, của Liên Xô thời Stalin, và Mỹ thời Donald Trump) và đề xuất các phương pháp chống lại nó, ví dụ như nâng cao cảnh giác với sự lớn mạnh của lực lượng bán vũ trang, quân sự tư nhân (SS thời Đức Quốc xã, Wagner PMC ở Nga); củng cố thêm tinh thần đạo đức nghề nghiệp của những ngành quan trọng như luật sư, thẩm phán, công chức, v.v.

Trong giới luật học, nhóm giáo sư luật hiến pháp so sánh như Ran Hirschl, Tom Ginsburg, Rosalind Dixon, v.v. thì cho rằng tòa án đóng vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn sự suy vong dân chủ, bằng việc kiểm tra và giám sát các quyết định chính trị, luật do đảng cầm quyền xây dựng. [2] [3] [4]

Tuy nhiên, biện pháp mà nhóm các giáo sư luật đưa ra không phải lúc nào cũng nhận được sự ủng hộ của các đồng nghiệp. Câu hỏi đặt ra là nếu như không phải quốc hội hay chính phủ, mà tòa án mới là tác nhân chính dẫn đến sự suy vong dân chủ thì sao? Lập luận này dựa trên một tranh luận có từ lâu, do Giáo sư Alexander Bickel của Đại học Yale trình bày trong tác phẩm cực kỳ có sức ảnh hưởng với ngành luật hiến pháp toàn thế giới “The Least Dangerous Branch” (Nhánh quyền lực ít nguy hiểm nhất). [5]

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.