Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Tôi là Trịnh Hữu Long, Tổng biên tập của Luật Khoa tạp chí, viết thư cho bạn từ văn phòng Luật Khoa tại Đài Bắc, Đài Loan.
Trong hơn tám năm vận hành Luật Khoa, tôi đã có cơ hội được làm việc với hàng chục tác giả. Rất có thể trong đó có bạn.
Tôi nhớ rất rõ những cộng tác viên đầu tiên đã tìm đến với Luật Khoa như thế nào vào những tháng cuối năm 2014 và đầu năm 2015, khi Luật Khoa mới ra mắt. Và mặc dù khi đó tôi đã làm báo được vài năm nhưng kinh nghiệm quản lý toà soạn chỉ là con số không tròn trĩnh. Bây giờ tuy có khá hơn nhưng việc quản lý bài vở và việc giữ liên lạc với các cộng tác viên vẫn còn nhiều hạn chế. Các tác giả đã rất hạ cố cho những thiếu sót của tòa soạn mà tích cực viết bài. Nhiều tác giả từ thời đó vẫn tiếp tục cộng tác với Luật Khoa cho tới ngày nay. Chúng tôi rất biết ơn.
Tôi viết thư này để mời bạn cộng tác với Luật Khoa. Nếu bạn đã từng cộng tác, tôi mời bạn trở lại. Dù bạn là cộng tác viên mới hay cũ, tôi cũng xin có đôi điều giãi bày thế này để bạn hiểu hơn về cơ chế cộng tác của Luật Khoa.
Thứ nhất, bạn có thể dùng các bút danh khác nhau để cộng tác, không nhất thiết phải dùng tên thật. Luật Khoa cũng không tiết lộ danh tính tác giả ra bên ngoài Ban biên tập. Mà thực ra ai trong Ban biên tập có biết danh tính thực của tác giả thì cũng không tiết lộ cho các biên tập viên khác. Chuyện này có lẽ cũng là thực hành thông thường ở các tòa soạn nhưng cũng xin nói rõ để bạn biết.
Thứ hai, Luật Khoa trả thù lao hai lần mỗi tháng và luôn cố gắng trả ở mức cao nhất có thể cho các tác giả. Chuyện này quả thực là cách chúng tôi tôn trọng công sức lao động của các tác giả, một phần xuất phát từ thực tế tương đối phổ biến trong giới viết lách ở nước ta là chữ nghĩa được trả giá có phần rẻ mạt. Dĩ nhiên, rẻ hay đắt còn tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống. Cùng một mức nhuận bút nhưng người ở Đà Lạt sẽ thấy khác với người ở London.
Thứ ba, Luật Khoa ưu tiên các bài ngắn, dễ hiểu cho độc giả phổ thông. Ngắn là trong khoảng 1.500 từ trở lại. Dễ hiểu thì tùy thuộc vào tài viết lách của bạn. Tôi may mắn được làm việc với những tác giả rất nỗ lực đơn giản hóa những vấn đề phức tạp, viết bài bằng thứ ngôn ngữ súc tích, trong sáng, thuần Việt. Đăng được một bài như vậy coi như vui được cả tuần.
Một số bạn có nói với tôi rằng viết bài cho Luật Khoa khó quá vì thấy toàn bài “nặng đô”. Kỳ thực không hẳn là như vậy. Chúng tôi rất coi trọng những bài đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu cho độc giả “ngoại đạo” trong những lĩnh vực pháp luật, chính trị, chứ chưa bao giờ có ý chỉ đăng những bài có xu hướng hàn lâm. Dĩ nhiên, viết đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu coi vậy mà cũng không dễ. Tôi hy vọng đó là một thách thức đủ lớn và đủ thú vị với bạn.
Mời bạn đọc bài “Cộng tác với Luật Khoa” để hiểu rõ hơn cơ chế cộng tác và mức nhuận bút, nhưng nếu bạn thấy muốn bắt tay vào viết bài ngay thì tôi xin gợi ý một số đề tài, dạng bài sau đây:
Bạn có thể đề xuất đề tài cho Luật Khoa tại đây và nộp bài tại đây. Chúng tôi khuyến khích các tác giả đề xuất đề tài trước với tòa soạn.
Tôi mong sẽ sớm được làm việc với bạn. Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc thư này.
Trân trọng,
Trịnh Hữu Long