‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:‘Dọc đường’ của Nguyên Ngọc0:00/212.281× Được xuất bản vào
Súng nổ ở Triều Tiên, đưa Đài Loan quay trở lại bàn cờ chiến lược của Mỹ.
Không ai xa lạ với việc Đài Loan được gọi là nền kinh tế thần kỳ (economic miracle), hay một trong Tứ Hổ của châu Á (Asian Tigers).
Biểu tượng được biết đến nhiều nhất của Đài Loan là tòa nhà Taipei 101 hình cây tre ở thủ đô Đài Bắc, một trong những tòa nhà cao nhất thế giới. Mức thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của nước này đã đạt 32.811 USD và được dự báo sẽ vượt qua Nhật vào năm 2028. [1] [2]
Cùng lúc đó, có khoảng 100.000 phụ nữ Việt Nam đã lấy chồng Đài Loan (2017) và 238.000 người Việt Nam lao động hợp pháp tại Đài Loan (2021). [3] [4] Đất nước này được coi là một cơ hội đổi đời với vô số người Việt Nam. Và dù chỉ có hơn 23 triệu dân, tổng sản phẩm quốc nội của họ (GDP) vào năm 2022 đã lên tới gần 761,7 tỷ USD, tức là gần gấp đôi Việt Nam (409 tỷ USD). [5] [6]
Không chỉ vậy, Đài Loan còn là nước có dự trữ ngoại hối lớn thứ sáu thế giới (548 tỷ USD) và có dự trữ vàng lớn thứ 11 thế giới (424 tấn) tính đến tháng 12/2020. [7] Họ là đối tác thương mại lớn thứ tám của Mỹ tính tới tháng 12/2021 với tổng kim ngạch hai chiều đạt 113,9 tỷ USD cho năm 2021, lớn hơn cả Ấn Độ và Việt Nam.
Bức tranh kinh tế của Đài Loan có thể nói là chói sáng, ngay cả trong thời kỳ đại dịch COVID-19.
Nhưng nếu lùi lại thời điểm năm 1949, khi Quốc Dân Đảng rút ra Đài Loan, ta sẽ thấy một khung cảnh hoàn toàn trái ngược.