Những điểm yếu chí mạng nào khiến Nga có nguy cơ sa lầy ở Ukraine?

Châu chấu hoàn toàn có thể đá xe.

Những điểm yếu chí mạng nào khiến Nga có nguy cơ sa lầy ở Ukraine?
Nguồn ảnh: MIT News, Reuters, Sputnik. Đồ họa: Thiên Tân/ Luật Khoa.

Ngày 24/2/2022, Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine. Tổng thống Nga Vladimir Putin đặt mục tiêu trong vòng vài ngày sẽ chiếm được Kyiv và dựng lên một chính phủ thân Nga ở Ukraine. Các báo cáo tình báo của Hoa Kỳ vào thời điểm đó cũng dự đoán rằng Kyiv sẽ thất thủ trong vòng một đến hai tuần. [1]

Tuy nhiên, sau 16 tháng giao tranh, quân đội Ukraine không chỉ chặn đứng bước tiến của quân đội Nga, mà còn chủ động phản công trên nhiều mặt trận, từng bước buộc quân đội Nga phải rút lui khỏi một số khu vực đã chiếm giữ trước đó. [2]

Mặc dù cuộc giao tranh hiện nay vẫn đang diễn ra rất ác liệt và còn quá sớm để biết được chiến dịch phản công của Ukraine có thành công hay không, nhưng diễn tiến của cuộc chiến cho thấy năng lực chiến đấu của quân đội Nga thấp hơn so với dự đoán của nhiều chuyên gia quân sự và tình báo trước khi cuộc chiến bùng nổ vào tháng Hai năm ngoái.

Chuyện gì đang xảy ra với đội quân của Putin? Làm thế nào mà đội quân của một vị tổng thống bị cho là “thằng hề” có thể so găng chiến đấu với đội quân của một siêu cường quân sự, được chỉ huy bởi một cựu sĩ quan KGB? Bài viết này sẽ phân tích những điểm yếu chí mạng trong hệ thống chính trị và quân sự Nga, được bộc lộ rõ trong cuộc chiến Ukraine.

Chế độ độc tài cá nhân (personalist dictatorship)

Chính sách ngoại giao của một quốc gia phản ảnh một cách chân thực nền chính trị nội bộ của quốc gia đó. Sau hơn hai mươi năm cầm quyền và nắm giữ các vị trí thủ tướng và tổng thống, Putin đã thành công trong việc thiết lập chế độ độc tài cá nhân ở Nga, cho phép ông kiểm soát mọi quyết định chính sách và chi phối toàn bộ hệ thống chính trị. 

Trong chế độ độc đảng (one-party regime), các thiết chế như bộ chính trị và trung ương đảng có thể giúp kiểm soát phần nào quyền lực của tổng bí thư. Còn chế độ độc tài quân sự (military dictatorship) thường có hội đồng tướng lãnh chi phối việc ra quyết định, nhằm ngăn chặn quyền lực tập trung quá mức vào cá nhân duy nhất. Tuy nhiên, trong chế độ độc tài cá nhân, nhà độc tài có thể tập trung quyền lực không giới hạn, ban phát lợi ích cho những người thân tín, người ủng hộ cũng như thanh trừng và tiêu diệt những người dám thách thức quyền lực của họ. [3]

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.