Lào trả về Việt Nam 10 tín đồ Bà Cô Dợ; Thông tin mới liên quan Tịnh thất Bồng Lai
Bản tin tôn giáo tháng 11/2024 gồm các sự kiện nổi bật: * 10 tín đồ Bà Cô Dợ vượt
Xây dựng một xã hội văn minh, đa dạng để chấm dứt xung đột.
Ở Việt Nam hiện nay, các diễn ngôn về người Do Thái hầu hết đều tích cực. Họ thường được đánh giá là thông minh, tháo vát, có khả năng kinh doanh xuất sắc và có nhiều đóng góp cho nhân loại. Việc sáu triệu người Do Thái bị diệt chủng trong Thế chiến thứ hai cũng tạo ra mối đồng cảm sâu sắc trong nhiều người Việt, cho rằng họ xứng đáng có một quốc gia riêng. Tuy nhiên, trái với tình hình ở Việt Nam, diễn ngôn về người Do Thái trong suốt chiều dài lịch sử thường mang nhiều ý nghĩa tiêu cực.
Trên phương diện tôn giáo và lịch sử, chủ nghĩa bài Do Thái (anti-Semitism) đã xuất hiện từ buổi bình minh của Cơ Đốc giáo. Người Do Thái bị xem là những kẻ phản Chúa và phải chịu trách nhiệm cho cái chết của Chúa Jesus. Người Do Thái cũng bị người Cơ Đốc giáo lên án vì không công nhận Jesus là con của Thiên Chúa. Vào thời Trung cổ ở châu Âu, trong khi Cơ Đốc giáo cấm việc tính lãi trên các khoản vay, người Do Thái không bị ràng buộc bởi các quy định này. Nhiều người Do Thái làm nghề cho vay lãi hoặc buôn bán, tạo ra sự cạnh tranh kinh tế và ghen tị từ cộng đồng Cơ Đốc giáo. [1]
Joseph-Arthur Gobineau (1816-1882), nhà nghiên cứu và nhà ngoại giao người Pháp, được xem là cha đẻ của thuyết phân biệt chủng tộc hiện đại. Công trình tai tiếng nhất của ông, “Bài luận về sự bất bình đẳng của các chủng tộc loài người”, xuất bản lần đầu năm 1853, lập luận rằng thành phần chủng tộc là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự thịnh suy của một nền văn minh. Gobineau cho rằng người da trắng, đặc biệt là chủng tộc Aryan (chủ yếu bao gồm người Đức và những người có nguồn gốc Bắc Âu) là cao quý và vượt trội hơn so với các chủng tộc khác. Trong khi đó, người Do Thái bị xem là kém sáng tạo. Ông lập luận sự pha trộn chủng tộc khiến cho sự “thuần khiết” của chủng tộc thượng đẳng mất đi, đây được xem là nguồn gốc của sự suy đồi và sụp đổ các nền văn minh. [2]
Sau này, các tác phẩm của Richard Wagner và Houston Stewart Chamberlain tiếp tục mô tả người Do Thái là xấu xa, gây hại và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực đối với văn minh phương Tây. Các tác phẩm này cung cấp cơ sở lý luận cho Đức Quốc xã thực hiện diệt chủng người Do Thái trong Thế chiến thứ hai.
Đứng trước sự hoành hành của chủ nghĩa bài Do Thái tại châu Âu, chủ nghĩa phục quốc Do Thái (Zionism) xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 với mục tiêu là tạo ra quê hương cho người Do Thái. Thuật ngữ Zionism xuất phát từ “Zion”, tên một ngọn đồi ở Jerusalem, biểu tượng quê hương lịch sử của người Do Thái. Những người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái tin rằng cần thành lập một quốc gia Do Thái để bảo đảm an toàn và quyền tự quyết cho người Do Thái, tránh xa khỏi sự phân biệt chủng tộc và bạo lực mà họ phải đối mặt ở châu Âu. Phong trào Zionism dẫn đến việc thành lập quốc gia Israel tại Trung Đông vào năm 1948.