Phim ảnh và nhãn mác yêu nước

Vài vấn đề của một xu hướng tự nhiên trong điện ảnh.

Phim ảnh và nhãn mác yêu nước
Đồ hoạ: Shiv / Luật Khoa.

Phim yêu nước (patriotic movies) là một hướng phát triển đương nhiên của nghệ thuật đương đại của các quốc gia đang phát triển, với nguồn vốn dồi dào hơn và một lượng người xem sẵn sàng móc hầu bao hơn.

Phim yêu nước có thể được xem như là một điểm tựa tinh thần cho lực lượng dân cư trung lưu đông đảo cần tìm kiếm và xác lập lại danh tính của mình. Bất kỳ quốc gia nào, dù là Hoa Kỳ hay Trung Quốc, đều có những dòng sản phẩm đánh vào thị hiếu yêu nước như thế. 

Vào năm 2022, bộ phim “Top Gun: Maverick” của tài tử lừng danh Tom Cruise đạt tổng doanh thu phòng vé khắp thế giới lên đến 1,5 tỷ Mỹ kim, làm sống lại hy vọng cho dòng phim chiến tranh - yêu nước của các nhà sản xuất phim nước này. [1] 

Hay vào năm 2021, bộ phim “Trận chiến hồ Trường Tân” (The Battle at Lake Changjin - nói về chí nguyện quân của Trung Quốc) cũng đạt doanh thu đến hơn 1 tỷ Mỹ kim, trở thành một hiện tượng văn hóa mà chính phủ Trung Quốc vô cùng hài lòng. [2]

“Đào, Phở và Piano” đột nhiên trở thành đề tài bàn tán trên mạng xã hội có thể nói chỉ là điểm khởi đầu cho một hành trình mới của phim Việt và các đề tài lịch sử, yêu nước. 

Nói cách khác, đây là hướng phát triển tự thân của nền văn hóa quốc gia mà không ai có thể ngăn cản được.

Tuy nhiên, sự tự nhiên này không phải không có vấn đề.  

Phim yêu nước thì bất khả xâm phạm?

Diễn ngôn yêu nước và việc sử dụng nó như một công cụ văn hóa thường dẫn đến các sản phẩm tuyên truyền chính trị bất khả xâm phạm. 

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.