Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Giữa bối cảnh hội nhập quốc tế, việc thực hiện tốt cam kết phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao vị thế và mở rộng thị trường.
Nếu không, uy tín và hình ảnh của tổ chức sẽ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể gặp rắc rối pháp lý khi bị cơ quan nhà nước thanh tra, kiểm tra hay cộng đồng, đối tác giám sát. Một số rủi ro khác cần kể tới như thiệt hại thời gian, tài chính (để giải quyết khiếu nại, tố cáo) và nguồn nhân lực (nạn nhân được quyền nghỉ việc không báo trước khi bị quấy rối tình dục hoặc tạm dừng công việc để điều trị sức khỏe; người thực hiện hành vi quấy rối tình dục bị cách chức hoặc sa thải), v.v.
Pháp luật về lao động hiện hành của Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới quy định việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc (khu vực công lẫn tư) là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ).
Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 118 quy định NSDLĐ phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động (NLĐ) trở lên thì phải ban hành nội quy bằng văn bản; trong đó bao gồm nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc và trình tự, thủ tục xử lý nếu có hành vi quấy rối tình dục xảy ra.
Nói cách khác, NSDLĐ có vai trò chính yếu trong việc bảo đảm môi trường làm việc an toàn cho NLĐ.
Nhằm hỗ trợ NSDLĐ nâng cao vai trò, khả năng xử lý của mình và giúp NLĐ nhận biết hành vi quấy rối tình dục, hiểu rõ các công cụ pháp lý để bảo vệ bản thân, đồng nghiệp, năm 2019, Vụ Pháp chế của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành Sổ tay hướng dẫn về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là Sổ tay). Ở bài này, người viết tham khảo, tóm lược và diễn giải lại thông tin có trong Sổ tay.
Đây là một hình thức phân biệt đối xử dựa trên giới tính và bị nghiêm cấm tại môi trường làm việc. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 3, Khoản 9:
Theo Nghị định số 145 của Chính phủ năm 2020 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động, Điều 84:
Hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc có ba dạng biểu hiện: mang tính thể chất, bằng lời nói hay phi lời nói.
Đây là hành vi bao gồm các hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục. Hành vi này có thể cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự là tấn công tình dục, cưỡng ép quan hệ tình dục và hiếp dâm. Ví dụ:
Hành vi này bao gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục. Ví dụ:
Hành vi này bao gồm ngôn ngữ cơ thể, sự trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử. Ví dụ qua câu chuyện kể của một nạn nhân:
“Em chỉ mong học cho xong cái bằng đại học thứ hai để chuyển chỗ làm. Em sợ làm ở đây (công ty Y) lắm rồi. Mỗi khi xách túi bước vào phòng làm việc là em chỉ mong sớm đến giờ về; hoặc em thầm ước rằng hôm nay sẽ được sếp giao cho một công việc gì đó ở bên ngoài. Nếu không, cả ngày em phải làm ‘nạn nhân’ của đủ thứ trò trêu chọc bậy bạ của đám đàn ông (hoặc đàn bà) trong phòng. Nào là bắt xem ảnh hay đoạn clip ‘chân dài thiếu vải’ với đàn ông ‘lực lưỡng cường tráng’, hoặc họ ngang nhiên trưng bày các hình ảnh hở hang, gợi dục và cố tình để em phải nhìn thấy. Khi thấy em cố né tránh hoặc khổ sở chống chế hoặc từ chối tham gia thì họ cười hô hố và chế nhạo em. Có những ngày, em thấy mình chẳng làm được việc gì cả, hoặc nếu có thì cũng chỉ là làm cho xong, chứ kết quả không như em mong muốn. Bởi vậy, em chỉ mong sao cho mau chóng được ‘thoát’ ra khỏi chỗ làm này”.
Thứ nhất, phản ánh thông tin. Khi gặp hành vi quấy rối tình dục, cần thông báo ngay (bằng lời nói hay văn bản) cho người quản lý trực tiếp hoặc bộ phận nhân sự, hoặc gửi vào hòm thư góp ý của công ty.
Trường hợp người phản ánh không muốn viết ra, người tiếp nhận thông tin có thể ghi âm, ghi hình lời trình bày của NLĐ và sau đó có thể hỗ trợ hoàn thiện đơn khiếu nại/tố cáo hoặc văn bản tường trình. Cần lưu ý rằng bất kỳ người nào phát hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đều có quyền tố cáo.
Trong giai đoạn tiếp nhận thông tin, cần ưu tiên xem xét nguyện vọng của các bên; chú trọng tư vấn, hoà giải, đối thoại nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của quấy rối tình dục lên nạn nhân và gia đình họ; giữ gìn bí mật thông tin, nhân phẩm và cơ hội duy trì quan hệ lao động. Nếu không đạt được sự đồng thuận thì sẽ sang bước tiếp theo.
Thứ hai, tiến hành điều tra. Người có thẩm quyền trong công ty chịu trách nhiệm điều tra; NLĐ có nghĩa vụ hợp tác. Nguyên tắc điều tra là nhanh chóng, kịp thời; bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, tố cáo.
Trong vòng năm ngày kể từ thời điểm tiếp nhận thông tin, công ty có trách nhiệm xác minh trong thời hạn30 ngày. Nếu phát hiện thông tin mới, người được giao nhiệm vụ có thể đề nghị công ty gia hạn nhưng không quá 90 ngày.
Dựa trên chứng cứ được cung cấp, có thể yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có thẩm quyền để xử lý vụ việc; cũng có thể phát ngôn, cung cấp thông tin cho các cơ quan truyền thông, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thân nhân của NLĐ (nếu cần thiết).
Chứng cứ bao gồm các dạng sau: tài liệu đọc được, chứng cứ nghe/nhìn được, dữ liệu điện tử (như email, tin nhắn, v.v.), vật chứng (nếu có), bản trình bày của nạn nhân, bản tường trình của người làm chứng, bản trình bày của người bị tình nghi thực hiện hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có), v.v.
Cần lưu ý rằng theo Bộ luật Lao động năm 2019, Điều 123, Khoản 1, thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là sáu tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. Trong nhiều trường hợp, việc báo cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc chỉ diễn ra sau một thời gian, khi NLĐ sẵn sàng hoặc mạnh dạn tố cáo vụ việc. Vì vậy, NSDLĐ cần phát hiện sớm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc để có thời gian điều tra, bảo đảm quyền lợi của NLĐ.
Đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc mang tính thể chất thường diễn ra ở nơi riêng tư, khó có người làm chứng và phát hiện hành vi thì lời khai của nạn nhân được ưu tiên xem xét hơn cả.
Ngoài ra, người được giao nhiệm vụ xác minh hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc cần có kỹ thuật điều tra, kỹ năng đặt câu hỏi và đưa người bị tình nghi vào hoàn cảnh bất ngờ (một cuộc “điều tra” tự nhiên, không báo trước).
Thứ ba, xử lý kỷ luật. Người vi phạm dù ở vị trí nào cũng đều bị kỷ luật theo quy định, mức độ từ khiển trách đến sa thải.
Nếu kết luận sau khi điều tra cho thấy thông tin được cung cấp không đúng sự thật thì người cung cấp thông tin sai sẽ bị xử phạt theo quy định của công ty.
Ngoài việc bị xử lý kỷ luật, người có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc còn phải bồi thường thiệt hại cho người bị quấy rối tình dục, bao gồm:
Bên cạnh đó, người có hành vi quấy rối tình dục còn phải xin lỗi người bị quấy rối tình dục (hình thức xin lỗi công khai hoặc không công khai, do người bị quấy rối tình dục quyết định).
Có thể thấy, Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 145 đã thiết lập hệ thống tiêu chuẩn pháp lý tương đối tiệm cận với các cam kết quốc tế về quyền con người. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng cân nhắc đến bối cảnh văn hóa, xã hội Việt Nam.
Nói chung, các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc về cơ bản là đầy đủ. Tuy nhiên, trên thực tế, việc triển khai các quy định không quyết liệt và thiếu đồng bộ; còn nhiều khoảng trống trong giám sát hoạt động và thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng.
Thế nên, những kết quả đạt được hiện nay về phòng chống quấy rối tình dục hiện nay, nếu có, hầu hết đến từ sự thay đổi về văn hóa, lối sống và nỗ lực nâng cao nhận thức xã hội.