‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Hoàng Thảo Anh (dịch) – Vào ngày này năm 1964, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã ký Đạo luật Dân quyền lịch sử trong một buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên cả nước Mỹ.
Trong án lệ Brown kiện Ủy ban Giáo dục (1954), Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra phán quyết rằng phân biệt chủng tộc trong nhà trường là vi hiến.
10 năm tiếp theo chứng kiến những bước tiến lớn trong phong trào dân quyền của người Mỹ gốc Phi qua những chiến thắng được hàng ngàn người ủng hộ của các cuộc biểu tình bất bạo động. Trong những án lệ tiêu biểu của quá trình đấu tranh này, có vụ tẩy chay xe buýt ở Montgomery năm 1955. Nó bắt nguồn từ việc Rosa Park, một người phụ nữ da màu bang Alabama, từ chối nhường ghế cho một hành khách da trắng. Một sự kiện khác, là bài diễn văn “Tôi có một giấc mơ” của Martin Luther King, đọc trước hàng trăm ngàn người ở Washington, D.C. vào năm 1963.
Phong trào dân quyền ngày càng lớn mạnh, và John F. Kennedy đã dùng việc thông qua dự luật Dân quyền như một trong những bàn đạp cho chiến thắng của mình trong chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1960. Là phó tổng thống của Kennedy, Johnson ngồi vào ghế chủ tịch Ủy ban của Tổng thống về Bình đẳng cơ hội việc làm. Sau khi Kennedy bị ám sát vào tháng 11 năm 1963, Johnson tuyên bố sẽ thực hiện cải cách dân quyền như đã hứa.
Johnson đã làm việc với đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa trên khắp đất nước và đầu tư một khoản vốn chính trị đáng kể để qua mặt các nhà lập pháp của những bang miền Nam cũ (những bang ủng hộ chế độ nô lệ và chính sách phân biệt chủng tộc – ND), thông qua Đạo luật Dân quyền. Đạo luật này đã vấp phải nhiều ý kiến chống đối ở Hạ viện và phải trải một cuộc tranh luận dài nảy lửa ở Thượng viện trước khi được chấp thuận vào tháng 7-1964.
Johnson đã mời hàng trăm khách đến dự buổi lễ được truyền hình trực tiếp tại Phòng phía Đông Nhà Trắng, để chứng kiến việc ký kết mang tính lịch sử này. Sau khi dùng hơn 75 cây bút cho việc ký dự luật, ông đã đem tặng những món đồ lịch sử đó, theo truyền thống. Một trong những chiếc bút đầu tiên được trao cho King, thủ lĩnh của Hội nghị Lãnh đạo Cơ Đốc miền Nam. Johnson còn tặng hai cây bút nữa cho Thượng nghị sĩ Hubert Humphrey và Everett McKinley Dirksen, những người của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa tại Thượng viện đã giúp dự luật được thông qua.
Ảnh hưởng to lớn của Đạo luật Dân quyền đến lịch sử nước Mỹ
Quốc hội Mỹ đã thông qua những điều khoản cơ bản nhất về quyền dân sự. Di sản của Johnson- Đạo luật Dân quyền – đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến nước Mỹ. Lần đầu tiên sự phân biệt đối xử trong công việc và kinh doanh dựa trên chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính hay quốc gia xuất xứ bị cấm tại những nơi công cộng.
Thêm vào đó, Đạo luật đặt nền móng quan trọng cho những sản phẩm pháp lý tiếp theo, trong đó có Đạo luật về quyền bầu cử năm 1965 – quy định các quy tắc nghiêm ngặt nhằm bảo vệ quyền bầu cử của người Mỹ gốc Phi. Sự thay đổi rõ ràng nhất đến từ bang Mississipi, nơi các cử tri da đen đủ điều kiện ghi danh tăng từ dưới 7% vào năm 1965 lên hơn 70% vào năm 1967.
Năm 2008, Obama được bầu làm Tổng thống Mỹ, là người Mỹ gốc Phi đầu tiên trở thành Tổng thống Mỹ trong lịch sử. Thực tế này ở thế kỷ 21 đã từng là điều không tưởng vào năm 1964.
Đạo luật Dân quyền cũng đã trở thành công cụ thực thi quyền bình đẳng cho phụ nữ cũng như các nhóm thiểu số khác. Trong khi những phán quyết của Tối cao pháp viện Hoa Kỳ những năm gần đây hủy bỏ những khởi xướng buổi đầu thế kỷ 20 để giúp đỡ các nhóm thiểu số, một số xu hướng khác cũng đã được phát triển để thực hiện bình đẳng dân quyền mạnh mẽ hơn. Cụ thể hiện nay là sự phát triển bình quyền cho phụ nữ, người khuyết tật, người đồng tính và người nhập cư trên khắp nước Mỹ.
Những hành động của Johnson và Quốc hội Hoa Kỳ vào năm 1964 là minh chứng cho những gì mà nền dân chủ Mỹ tự hào: tranh luận vấn đề, tìm kiếm giải pháp chung, đưa ra quyết định và làm được những gì theo hướng tốt nhất có thể.
Hoàng Thảo Anh tổng hợp từ 1964: Johnson signs Civil Rights Act và How the Civil Rights Act of 1964 changed American History