Kỳ 5 : Án lệ thứ 46 – Vứt chìa khóa

Kỳ 5 : Án lệ thứ 46 – Vứt chìa khóa

Nam Quỳnh (Dịch)

Lời giới thiệu:

Dự án Rightsinfo do luật sư tranh tụng chuyên về nhân quyền Adam Wagner thành lập ngày 22 tháng 04 năm 2015 với mục đích truyền bá kiến thức về nhân quyền tại Anh.

Loạt bài 50 Án Lệ Nhân Quyền Làm Thay Đổi Vương Quốc Anh là một trong những sản phẩm đặc sắc nhất của trang này.

Kỳ trước:

Kỳ 1 – Án lệ thứ 50: Mời lên máy bay nào, miễn Bạn không phải là người Di Gan!

Kỳ 2 – Án lệ thứ 49: Chúng tôi là một gia đình, hãy trả con lại cho tôi!

Kỳ 3 – Án lệ thứ 48: Bà ta nhảy xổ vào một đoàn tàu đang chạy. Bệnh viện đáng ra đã phải làm nhiều hơn thế

Kỳ 4 – Án lệ thứ 47: Họ đã phạm sai lầm, nhưng không phải ai cũng cần biết điều đó

Án lệ thứ 46 : Vứt chìa khóa

Một đời người sẽ dài bao lâu? 50, 60 hay 70 năm? Bất kể cân đo đong đếm ra sao đi nữa, đó cũng là một quãng thời gian rất dài để giam một ai đó lại và vĩnh viễn vứt đi chìa khóa.

Đó cũng là hậu quả mà ba phạm nhân can tội giết người, Douglas Vinter, Jeremy Bamber và Peter Moore, phải đối mặt. Họ đều đã phạm những tội giết người dã man, tàn bạo.

_68629878_composite_crime464

Vụ kiện đựa khởi đầu bởi ba tù nhân can tội giết người (từ trái sang) Jeremy Bamber (L), Douglas Vinter (C) và Peter Moore. Ảnh: BBC.

Vấn đề ở đây, không phải là việc có nên giam cầm họ hay không, vấn đề nằm ở chỗ bất kể họ sẽ ở tù bao lâu, vẫn không có cơ hội nào để được giảm án và thoát ra khỏi nhà tù. Nói cách khác, họ không còn hy vọng nào nữa.

Cả ba phạm nhân đều chịu mức án “chung thân” (“whole life tariffs“). Hiển nhiên, một quan tòa có thể tuyên mức án này dành cho các tội hình sự đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng các phạm nhân này lo lắng rằng họ sẽ không bao giờ có cơ hội được xin xem xét lại mức án hay một cơ hội nào đó để được thả. Không Bao Giờ. Vì với mức án chung thân , phạm nhân chỉ còn có cơ hội được trở về đời sống xã hội khi lâm trọng bệnh thời kỳ cuối hay tàn tật nặng. Trong thực tế, họ sẽ không bao giờ có cơ hội sống bên ngoài các bức tường nhà tù.
(Điều này phát sinh từ việc vào trước năm 2003, mọi hình phạt tù đều có thể được cân nhắc và xem xét lại trên cơ sở tư cách và quá trình cải tạo của phạm nhân. Đối với tù chung thân, việc xem xét sẽ được cân nhắc sau 25 năm thụ án; nhưng sau đó cơ chế dành cho án chung thân đã bị bãi bỏ – ND)

Vì thế họ kiện lên Tòa Nhân Quyền Châu Âu. Họ tranh cãi rằng tinh thần nhân quyền của Công Ước Châu Âu về nhân quyền bảo vệ họ không bị đối xử một cách vô nhân đạo đã bị vi phạm.

Năm 2013, Tòa Nhân Quyền Châu Âu đồng ý với họ. Các quan tòa nói rằng nhà tù có mục đích trừng phạt nhưng đồng thời cũng có mục đích cải hóa phạm nhân. Luôn phải có những lý do chính đáng cho việc giam cầm một người. Xem xét lại các lý do này là quan trọng vì chúng luôn có thể thay đổi theo dòng đời một con người. Vì thế các nhà chức trách Anh không thể biện minh cho việc “vứt chìa khóa” một cách hoàn toàn.

Cần lưu ý rằng, án lệ này không có nghĩa là các quan tòa phải ngừng cho ra các bản án tù chung thân hoặc rằng, các quốc gia thành viên phải thả các tù nhân bị phán quyết với hình phạt tù chung thân. Tòa Nhân Quyền Châu Âu đã xác nhận lại, các tòa vẫn có đầy đủ quyền áp dụng mức án chung thân, nhưng cần phải có thời hạn đánh giá lại hoặc quy định về việc đánh giá lại hình phạt ban đầu, bởi, “bất kể việc gì những phạm nhân này làm trong tù, hay quá trình cải hóa có tiến bộ đến đâu đi chăng nữa, hình phạt dành cho họ trong suốt quảng đời còn lại vẫn không đổi” là chưa hợp lý.

Câu chuyện nói trên chỉ là tóm gọn quyết định của Tòa. Bạn có thể đọc quyết định đó ở đây: CASES OF VINTER AND OTHERS v. THE UNITED KINGDOM

Nguồn:

Throwing away the key

Killers’ life terms ‘breach their human rights’

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.