Chủ nghĩa nào là điểm đến cuối cùng của nhân loại?
Chuyên mục Đọc sách cùng Đoan Trang tuần này xin giới thiệu quyển sách "The End of History and
Ayn Rand có lý khi nói rằng chìa khóa để thay đổi xã hội là triết học. Bà kêu gọi những người ủng hộ mình hãy trở thành những người trí thức mới. Và bà đã thành công, mặc dù con đường phía trước còn rất dài.
Một triết gia khác, ông Karl Popper, người chấp bút tác phẩm hoành tráng, gồm hai phần, nhan đề The Open Society and Its Enemies (Xã hội mở và những kẻ thù của nó). Ông là người theo phái tự do cổ điển chứ không phải là người theo phái tự do cá nhân. Thật vậy, khi ông chấp bút tác phẩm Xã hội mở, thì phong trào tự do cá nhân hiện đại mới trong thời kì phôi thai. Ba người mẹ đỡ đầu phong trào tự do cá nhân, Isabel Paterson, Rose Wilder Lane và Ayn Rand, mỗi người đều xuất bản những tác phẩm quan trọng vào năm 1943. Xã hội mở xuất hiện hai năm sau đó. Popper là bạn của Friedrich Hayek và là một thành viên của Hội Pelerin Mont.
—
Phản đối việc thiết kế toàn bộ xã hội
Xã hội mở và những kẻ thù của nó tập trung nói về những khiếm khuyết của thuyết duy sử luận cứu cánh (teleological historicism) và làm sao thuyết này lại dẫn đến chủ nghĩa toàn trị. Tác phẩm này phê phán mạnh mẽ Plato, Hegel và Marx, coi họ là những người theo thuyết duy sử luận. Thuyết duy sử luận là ý tưởng cho rằng tất các sự vật đều có một số phận đã được sắp đặt từ trước. Xã hội đi theo con đường có tính lịch sử. Do đó, các nhà triết học này trình bày thứ học thuyết có nội dung chứa đựng “sự thật hiển nhiên” và đề xuất công cuộc cải tạo toàn diện xã hội phù hợp với một quan điểm chưa bao giờ được kiểm chứng.
Trong những người tự cho là cấp tiến, là vì nhân loại; thường có rất nhiều kẻ độc ác và hung hăng. |
Popper không đồng ý với quan điểm như thế, mà ông gọi đấy là thiết kế toàn bộ xã hội, và ủng hộ cái mà ông gọi là thiết kế xã hội từng bước một. Ý của ông là thay đổi diễn ra một cách chậm chạp, bằng cách tăng dần lên. Những nỗ lực nhằm tiến hành những thay đổi ngay lập tức chắc chắn sẽ dẫn tới thảm họa, như cuộc Cách mạng Pháp, với mục đích cao quý và kết quả là chế độ khủng bố tàn sát biết bao nhiêu người.
Rand đưa ra một lộ trình mang tính triết học về nơi chốn mà chúng tôi muốn đến. Nhưng Popper đặt ra phương pháp để đi đến đó: một lần chỉ bước một bước!
Trong những kẻ cấp tiến cực đoan hóa thường hung hăng như thế: thèm khát thay đổi rất gần với ước muốn làm cách mạng – cách mạng bạo lực, nếu cần. Họ có điểm đến ở trong đầu, nhưng không biết đường đi từ đây đến đó.
Tôi, bản chất, bao giờ cũng là người lạc quan, và thuộc loại có ý chí. Tôi tin rằng sự thay đổi và tiến bộ thực sự (tiến bộ theo nghĩa tiến tới nhiều tự do hơn) có thể được thực hiện bằng những hiện tượng vô chính phủ trong tiến hóa: nhà nước tàn úa một cách chậm chạp và liên tục, các chức năng của nó được thay thế bằng sáng kiến cá nhân, làm cho chính phủ trở thành lỗi thời trong những lĩnh vực đó.
Hai ví dụ
Ví dụ, việc xuất hiện email, Instagram, Twitter và Facebook, và những hiện tượng khác đã phá hủy cái đã từng là trụ cột chính của chính phủ: Bưu điện. Hiện nay chúng ta thậm chí không nhận hóa đơn theo đường bưu điện nữa. Chúng ta không gửi séc cho người ta nữa. Chúng ta đã, đang và tiếp tục tiến tới thế giới không cần giấy tờ, và sẽ làm cho bưu điện trở thành hoàn toàn lỗi thời.
Trên mặt trận khác, các tín đồ giáo phái Mormon không cần hoặc không sử dụng những khoản phúc lợi do nhà nước bảo trợ. Thật vậy, họ còn giúp chính phủ khi cần. Giáo phái này có một hệ thống đóng góp một phần mười thu nhập một cách tự nguyện và tự chăm lo cho mình. Đấy là cơ quan phúc lợi riêng của giáo phái. Quy mô và phạm vi hoạt động của hệ thống phúc lợi xã hội của Mormon thật đáng kinh ngạc. Mục tiêu của họ luôn luôn là khuyến khích tự cấp tự túc và không để mọi người hưởng phúc lợi và làm việc.
Đây chính là cái mà những người theo phái tự do cá nhân cần tập trung vào: Tìm kiếm các giải pháp và biện pháp khắc phục. |
Tờ Wall Street Journal đã đăng bài nói về tính chất thú vị của hệ thống phúc lợi xã hội của giáo phái này, cũng như nguồn gốc và lịch sử của hệ thống đó. “Cuối Thế chiến II, lãnh đạo giáo phái thấy có đủ dự trữ, họ liên lạc với Tổng thống Truman để hỏi xem họ có thể hỗ trợ trong việc cung cấp thức ăn và quần áo cho những người khốn khổ trên khắp châu Âu hay không”, bài báo viết. Sự hỗ trợ của giáo phái này cho các nạn nhân cơn bão Katrina cũng thật là ấn tượng.
Nhưng những người cần sự hỗ trợ từ giáo phái này thường cũng chỉ cần tử 3 đến 6 tháng mà thôi. “Đó là vì mục tiêu của giáo phái là giúp họ đứng trở lại trên đôi chân của mình càng sớm càng tốt. Và nhà kho chỉ là một trong những công cụ nằm trong tay các giám mục địa phương, những người có thể giúp các tín hữu tham gia các chương trình khác của giáo phái, trong đó có tư vấn về việc làm hoặc dịch vụ cho các gia đình”.
Thay đổi về công nghệ, ví dụ, những công nghệ đã làm cho bưu điện trở thành lỗi thời, cũng như những lựa chọn thay thế của tư nhân, như hệ thống phúc lợi xã hội của giáo phái Mormon, là những phương pháp tiệm tiến, cuối cùng, có thể hoàn toàn thay thế được chính phủ. Chắc chắn là sẽ mất nhiều thời gian. Nhưng đây chính là cái mà những người theo phái tự do cá nhân cần tập trung vào: Tìm kiếm các giải pháp và biện pháp khắc phục.
Ví dụ khác là các cuộc thí nghiệm xã hội đã được tiến hành trong những trường hợp cá biệt với những thành công vang dội và có thể được mô phỏng. Tôi đang nghĩ tới thí nghiệm về phi hình sự hóa ma túy của Bồ Đào Nha.
Từng nước một: sẽ thành công!
Marco den Ouden viết cho The Jolly Libertarian./.