Vai trò của truyền thông nhà nước- Kỳ cuối: Tương lai nào cho cải cách truyền thông?

Vai trò của truyền thông nhà nước- Kỳ cuối: Tương lai nào cho cải cách truyền thông?
  1. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 1: Công cụ “giữ xuồng” của chính quyền
  2. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 2: Hai đối tượng mục tiêu
  3. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 3: Bài toán Internet, Khó hay dễ?
  4. Vai trò của Truyền thông nhà nước – Kỳ 4: Sự mất tích của “nhị nguyên”

Xu hướng chuyên chế ở những quốc gia dân chủ “yếu”

Mô hình truyền thông do nhà nước kiểm soát đạt được hình thái trọn vẹn nhất, hiệu quả nhất trong môi trường độc tài toàn trị. Tuy nhiên, một số tính năng và kỹ thuật của nó thậm chí đã chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình đối với chính phủ dân cử ở những quốc gia có dân chủ còn yếu kém hoặc đang có nguy cơ sa ngã về chủ nghĩa độc tài. Ở Ecuador, Nicaguar, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine, chính quyền đã và đang nỗ lực kiểm soát hiệu quả phương tiện truyền thông điện tử truyền thống cũng như cố gắng cản trở phát biểu chính trị trực tuyến – những bước đi gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới triển vọng dân chủ của các quốc gia này.

Thổ Nhĩ Kỳ, nơi Đảng Công lý và Phát triển (AKP) của Thủ tướng Recep Tayyip Erdo¢gan thống trị chính trường và chính quyền trong hơn một thập kỷ, sự ảnh hưởng sâu sắc của nhà nước tới phát thanh truyền hình đã được phơi bày qua các cuộc biểu tình lớn chống chính phủ vào tháng 7 năm 2013. Khi các nhà hoạt động xuất hiện đầy quảng trường Taksim ở Istanbul, các hãng truyền thông chính chịu kiểm soát của nhà nước đã cho phát phim tài liệu về huấn luyện cá heo và chim cánh cụt. Có kênh còn phát chương trình nấu ăn. Ông Erdo¢gan đã từng gọi Twitter là một “mối đe dọa” và chính quyền đã đàn áp người dùng của mạng xã hội này, bắt giam hàng chục người với tội danh “đưa tin sai lệch”. Các hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ thân chính phủ đã đổ lỗi cho “những thế lực thù địch nước ngoài không rõ danh tính” vì đã gây ra các cuộc biểu tình. Truyền thông ở Thổ Nhĩ Kỳ đã xem sự ăn mòn tính độc lập của họ như là mối quan hệ làm ăn nở rộ giữa ông chủ các hãng truyền thông lớn với chính phủ. Những thỏa thuận ấm tình hữu nghị này khiến cho công cuộc đấu tranh chống lại phục tùng chính trị trở nên vô cùng khó khăn. Truyền thông đã và đang trở thành đồng lõa cho sự không khoan dung chính trị đang ngày một tăng của giới cầm quyền.

Truyền thông Nicaguar dần bị nhà nước thao túng kể từ khi Daniel Ortega trở lại ghế Tổng thống năm 2007. Ortega hiện kiểm soát gần một nửa số đài truyền hình thời sự của đất nước; con trai ông ta vận hành ba trong số đó. Ông ta đã khởi động ít nhất hai trang web tin tức và được xem là đã bí mật mở các blog ủng hộ nhà nước cùng các “trung tâm xỏ xiên” trên truyền thông xã hội để đe dọa đối thủ và các lực lượng độc lập. Các nhà phân tích chính trị cho biết thứ quyền lực truyền thông này đã trao cho Ortega một công cụ để hạ uy tín các nhà bất đồng chính kiến, và những biểu hiện truyền thông tích cực này đã giúp ông ta chiến thắng vang dội với 63% phiếu bầu vào tháng 11 năm 2011, tăng rõ rệt so với tỷ lệ 38% – khi ông ta thắng cử 5 năm trước.

Kể từ khi đắc cử Tổng thống Ukraine năm 2010, Viktor Yanukovych đã theo đuổi hướng tiếp cận truyền thông đại chúng để tìm cách bắt chước khía cạnh cốt yếu trong chiến lược của điện Kremlin. Nội dung thời sự trên truyền hình phạm vi quốc gia cũng bị kiểm soát trực tiếp bởi chính phủ hoặc thuộc về lãnh đạo toàn trị với mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ. Ngoại lệ duy nhất là TVi, một đài truyền hình vẫn giữ được một mức độ độc lập nhất định nhưng đã đổi chủ vào giữa năm 2013. Trong suốt cuộc bầu cử quốc hội tháng 10 năm 2012, TVi đã tiến hành “quấy rối” và phản biện trên diện rộng. Sau đó, cảnh sát thuế đã đột kích văn phòng của họ. Trong khi đó, phạm vi thao túng của chính phủ đối với các kênh tin tức ngày một lan rộng, biến các kênh này thành những tên nịnh thần và càng ngày càng mất đi khả năng giám sát những chính sách và động thái của chính quyền.

viktor-yanukovych-and-secret-treasures

Cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych. Ông nắm quyền với tư cách là tổng thống thứ tư của nhà nước Ukraine cho đến khi bị lật đổ vào tháng 2 năm 2014. Ảnh: Guardian

Tổng thống Ecuador Rafael Correa được biết đến bởi những chính sách kìm kẹp các hãng truyền thông dám chỉ trích chính quyền của ông ta (thường qua các vụ kiện đòi khoản bồi thường thiệt hại khủng). Vào năm 2012, ông ta đã hủy giấy phép phát sóng của đài Telesangay và đóng cửa Radio Morena- một hãng truyền thông đối lập. Correa đã kêu gọi tẩy chay truyền thông tư nhân “đầy tham nhũng”. Trong một bài phát biểu ngày 29/5/2012, ông ta đã công khai xé bản sao tờ báo La Hora, và hét : “Cứ để cho họ phàn nàn!” Vị tổng thống này cũng triển khai buổi lên sóng truyền hình và phát thanh của riêng mình hàng tuần, cùng với việc sử dụng pháp luật một cách khắc nghiệt và có chọn lọc, để tấn công những bất đồng chính kiến trong xã hội dân sự và phe đối lập, báo hiệu cho các đối thủ, đồng minh, cũng như những ai đang xuống và đang lên trong con mắt tổng thống.

Sau tất cả, tương lai nào cho truyền thông mở ?

Một số quan sát viên đương đại dần cho rằng truyền thông nhà nước đang trở nên lỗi thời. Nhưng đó là một sai lầm: rõ ràng là quá sớm để truyền tai nhau về sự lụi tàn của truyền thông nhà nước.

Truyền thông ngày càng phong phú và đa dạng không có nghĩa là biểu đạt chính trị được tự do hơn: Truyền hình vẫn là vua của giới truyền thông, và qua đó chế độ bảo thủ đã học cách định hình các cuộc đối thoại chính trị cũng như cản trở sự phát triển của mối liên hệ giữa xã hội dân sự và quần chúng nhân dân.

jefferson

Những kẻ cai trị độc tài biết rằng họ cần truyền thông nhà nước để tồn tại; vì thế việc tự do hóa có ý nghĩa lớn lao đối với truyền thông lại gần như là không thể. Truyền thông nhà nước đang tồn tại trong một cơ chế lấp lửng: họ không thể tự do cho đến khi có một thay đổi có tính cách mạng. Nhà nước kiểm soát hầu hết các phương tiện truyền thông, một khi đã thắt chặt, sẽ không dễ dàng để nới lỏng mà không phải đối mặt với “cơn lũ truyền thông mở” và những mối đe dọa đến chính chế độ. Mikhail Gorbachev, Tổng Bí Thư cuối cùng của Liên Xô, đã phát hiện ra sự thật trên với chính sách glasnost (cởi mở) của mình. Ông ta đã nghĩ rằng mình là cứu tinh của hệ thống Soviet qua những cải cách trên, trong khi trên thực tế, chính Gorbachev đã ra một án tử cho chế độ của mình .

Trong thời đại mà các luồng thông tin lưu chuyển trên diện rộng với tốc độ chớp nhoáng xuyên biên giới, rất khó để chấp nhận quan điểm cho rằng tin tức chính trị có thể bị giới hạn thành công. Ai đó đã quên nói cho một số kẻ độc tài ngoan cố của thế giới rằng con đường dẫn tới một nền truyền thông cởi mở hơn là không thể tránh khỏi. Các chính phủ độc tài chỉ chuyên tâm tập trung tự bảo vệ mình; họ sẽ không từ bỏ quyền lợi của mình cho các luồng thông tin tự do chính trị, cũng như sẽ không từ bỏ những nỗ lực thao túng truyền thông quốc gia. Họ cần truyền thông có tính hệ thống và không ngừng gây ấn tượng tới các nhóm khán giả chủ chốt về quan điểm không có sự thay thế lãnh đạo đương nhiệm nào là được chấp nhận. Mạng Internet có thể đưa ra một lựa chọn tự do hơn thay cho truyền thông truyền thống do nhà nước kiểm soát, nhưng những đặc tính cho phép điều này (sự phong phú và phân cấp của thế giới trực tuyến) cũng khiến Internet trở thành đối thủ yếu kém so với một nhà nước độc tài tập trung và những thông điệp mạnh mẽ bài bản của nó. Những tiếng nói đối lập có thể tự do hơn khi phát biểu trực tuyến, nhưng liệu họ có thể đưa ra tiếng nói chung thống nhất cho lời giải bài toán độc tài toàn trị?

Có thể cục diện sẽ thay đổi. Công cuộc đổi mới truyền thông có thể giảm bớt sự phân mảnh và cho phép các nhà cải cách thúc đẩy các cuộc đối thoại chính trị theo hướng chặt chẽ và mạch lạc, nhưng điều này vẫn chưa rõ ràng. Một viễn cảnh khác đáng ngại hơn là truyền thông nhà nước tồn tại như một lực lượng chính trong khi chính quyền độc tài ngày càng theo đuổi “sự quy tụ” – thuần hóa truyền thông mới như họ đã làm với truyền thông truyền thống. Trong kịch bản tồi tệ này, những giá trị phi tự do của truyền thông nhà nước truyền thống sẽ chiến thắng và làm lu mờ đi những thành tưu của nền truyền thông mới tự do hơn. Thiếu vắng những thay đổi chính trị cơ bản để tiến hành cải cách truyền thông thực sự, liệu truyền thông mới có thể chống lại các lực lượng kiểm soát của chính quyền, đủ can đảm để giữ cho những tranh luận chính trị thực sự được tiếp diễn? Và nếu làm được, liệu những tin tức chính trị độc lập mà truyền thông mới đem lại có đủ sâu và rộng để ảnh hưởng đến thay đổi trong hệ thống mà nhiều công dân vẫn còn là những khán giả bị giam cầm bởi truyền thông nhà nước truyền thống?

Ngày nay, các chính quyền độc tài đang cố tình tước đoạt những thông tin và phân tích độc lập có tính xác thực cao khỏi hàng trăm triệu người dân. Nỗ lực gần đây về chuyển tiếp dân chủ ở Bắc Phi và châu Á sẽ cho chúng to biết nhiều hơn về khả năng cải cách truyền thông nhà nước và mang lại thay đổi có tính dân chủ. Dù cho truyền thông nhà nước cổ điển có thất bại và truyền thông mới có bám rễ như thế nào chăng nữa ở Ai Cập, Libya, Tunisia, và Myanmar, chúng cũng sẽ là những nhân tố không thể thiếu cho vận mệnh dân chủ đang rộng mở của các quốc gia này.

jeff-2

Thomas Jefferson tin rằng con người cần “đầy đủ thông tin về các vấn đề của họ thông qua các kênh công báo”, một nền dân chủ lành mạnh phụ thuộc vào việc toàn thể công dân có hiểu biết được hưởng quyền tiếp cận các luồng tự do tư tưởng và tranh luận về các vấn đề quan trọng đối với họ. Nơi chủ nghĩa độc tài thắng thế, ngược lại, sáp nhập báo chí vào chính quyền (chính thức hoặc không chính thức) và sống sót bằng cách thu hẹp các luồng tư tưởng về các vấn đề nổi cộm nhằm đảm bảo “sóng yên biển lặng” vì người dân không hay biết gì./.

Hết

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.