Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Giáo dục nhân quyền là một khái niệm còn xa lạ tại Việt Nam, nhưng nó là nền tảng để tạo nên những công dân thực thụ biết đứng lên đấu tranh cho lẽ phải và quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Dưới đây là một số câu nói về vấn đề giáo dục nhân quyền đáng để chúng ta suy ngẫm.
—
Kofi Annan sinh vào năm 1938, là nhà ngoại giao Ghana và là Tổng Thư ký thứ 7 của Liên Hiệp Quốc từ năm 1997 đến cuối năm 2006. Ngày 10 tháng 12 năm 2001, Annan và Liên Hiệp Quốc được trao giải Nobel Hoà bình, “vì những nỗ lực giúp kiến tạo một thế giới an bình hơn và được tổ chức tốt hơn”.
—
Eleanor Roosevelt, nhà hoạt động và nhà lãnh đạo chính trị của Mỹ.
Anna Eleanor Roosevelt (11/10/1884 – 7/11/1962) là chính khách Mỹ, từng sử dụng địa vị Đệ nhất Phu nhân Hoa Kỳ, từ năm 1933 đến 1945 để cổ xuý kế hoạch New Deal của chồng, Tổng thống Franklin D. Roosevelt, cũng như vận động cho quyền công dân. Sau khi Roosevelt từ trần, bà tự gây dựng sự nghiệp cho mình trong cương vị của một tác giả và diễn giả, ủng hộ Liên minh New Deal, bà cũng được xem như là phát ngôn nhân cho các quyền con người.
—
3. “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” |
Nelson Rolihlahla Mandela (18/7/1918 – 5/12/2013) là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Trước khi trở thành tổng thống, Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu Umkhonto we Sizwe, phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Vào năm 1962, ông bị bắt giữ và bị buộc tội phá hoại chính trị cùng các tội danh khác, và bị tuyên án tù chung thân. Mandela đã trải qua 27 năm trong lao tù, phần lớn thời gian là ở tại Đảo Robben. Sau khi được trả tự do vào ngày 11 tháng 2 năm 1990, Mandela đã lãnh đạo đảng của ông trong cuộc thương nghị để tiến tới một nền dân chủ đa sắc tộc vào năm 1994. Trong nhiệm kỳ tổng thống của mình từ năm 1994 đến 1999, Mandela thường ưu tiên cho vấn đề hòa giải dân tộc.
Mandela đã nhận hơn 250 giải thưởng trong hơn bốn thập niên, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993.
—
4. “Một nền giáo dục nhân quyền cho các cộng đồng địa phương cần phải được thực hiện để giúp họ vượt qua những định kiến xưa cũ.” |
Ruth Manorama, nhà hoạt động Ấn Độ.
Dr.Ruth Manorama (sinh ngày 30 tháng 5 năm 1952) được biết đến rộng rãi ở Ấn Độ về việc làm của mình trong các hoạt động Dalit. Năm 2006, bà ấy đã được trao giải thưởng Right Livelihood (tạm dịch: Giải thưởng cho sinh kế chính đáng) do Jakob von Uexkull – nhà văn, chính trị gia người Đức – Thụy Điển thành lập vào năm 1980, được trao hàng năm để vinh danh những người “làm việc tìm kiếm các giải pháp thực tế và mẫu mực cho những thách thức cấp bách nhất đối với thế giới ngày nay”. Giải thưởng thường được trao trong các lĩnh vực như bảo vệ môi trường, nhân quyền, phát triển bền vững, y tế, giáo dục, và hòa bình.
—
Salil Shetty, Tổng thư ký của Tổ chức Ân xá Quốc tế.
Salil Shetty (sinh ngày 03 tháng 2 năm 1961) là một nhà hoạt động nhân quyền người Ấn Độ hiện là Tổng thư ký của tổ chức nhân quyền Ân xá Quốc tế (từ năm 2010 đến nay). Trước đó, ông là giám đốc Chiến dịch Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc. Trước khi gia nhập Liên Hiệp Quốc, ông là giám đốc điều hành của tổ chức ActionAid.
—
6. “Những ảnh hưởng của giáo dục nhân quyền có thể khả năng để thức tỉnh con người về giá trị và sức mạnh cuộc sống của chính họ […].” |
Daisaku Ikeda, nhà triết học, nhà hoạt động, tác giả và nhà giáo dục Nhật Bản.
Daisaku Ikeda (sinh ngày 02 Tháng 1 năm 1928, Nhật Bản) là một nhà triết học Phật giáo, nhà giáo dục, tác giả và nhà hoạt động chống hạt nhân. Ông là chủ tịch thứ ba và là chủ tịch danh dự của Soka Gakkai, phong trào tôn giáo mới lớn nhất của Nhật Bản. Ikeda là chủ tịch sáng lập của Soka Gakkai Quốc tế (SGI), tổ chức cư sĩ Phật giáo lớn nhất thế giới, với khoảng 12 triệu học viên tại 192 quốc gia và khu vực.
Hạ viện Hoa Kỳ và các bang riêng lẻ bao gồm Georgia, Missouri và Illinois đã thông qua các quyết định tôn vinh sự phục vụ và cống hiến của Daisaku Ikeda như là một trong “những người đã dành trọn cuộc đời mình để xây dựng hòa bình và thúc đẩy quyền con người thông qua giáo dục và giao lưu văn hóa với niềm tin sâu sắc vào lòng nhân đạo được sẻ chia của toàn thể thành viên trong gia đình trên toàn cầu của chúng ta”.
—
7. “Giáo dục là chìa khóa để mở khóa các quyền con người khác”. |
Katarina Tomasevski, Croatia, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc.
Katarina Tomasevski (8/2/1953 – 04/10/2006), từ năm 1998 đến năm 2004, là báo cáo viên đặc biệt đầu tiên về quyền giáo dục của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Bà ấy sinh ra ở Nam Tư, học luật tại Đại học Zagreb và tại Đại học Harvard. Bà ấy đã viết hơn 200 bài viết và giảng dạy tại nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Lund, Trường Y tế công cộng Harvard, Trường Kinh tế London, Đại học Liên Hiệp quốc và Đại học Bắc Kinh.
—
Zeid Ra’ad Al Hussein, Cao ủy LHQ về nhân quyền.
Hoàng tử Zeid bin Ra’ad Zeid al-Hussein (sinh ngày 26 /1/1964) là Cao ủy Liên Hiệp Quốc hiện nay về Nhân quyền. Một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, Zeid đóng vai trò trung tâm trong việc thành lập Tòa hình sự quốc tế, và được bầu làm chủ tịch đầu tiên của hội đồng các quốc gia thành viên của Tòa Hình sự Quốc tế vào tháng 9 năm 2002. Ông ấy cũng từng là một sĩ quan về các vấn đề chính trị của UNPROFOR, ở Nam Tư cũ từ năm 1994-1996.
—
9. “Kiến thức sẽ mang lại cho bạn cơ hội để làm nên sự khác biệt”. |
Claire Fagin, y tá người Mỹ, nhà giáo dục, giáo sư, và nhà tư vấn.
Claire Mintzer Fagin, (sinh ngày 25 tháng 11 năm 1926) là một y tá người Mỹ, nhà giáo dục, giáo sư, và nhà tư vấn. Bà ấy có bằng cử nhân về khoa học của đại học Wagner, bằng Thạc sĩ Điều dưỡng của Đại học Columbia và bằng Tiến sĩ của Đại học New York, tất cả đều ở thành phố New York. Tiến sĩ Fagin được coi là người sáng lập của dịch vụ Family centered care và là người phụ nữ đầu tiên làm chủ tịch của trường đại học Ivy-League.
—
10. “Giáo dục nhân quyền nên liên quan nhiều hơn là chỉ nhằm đến việc cung cấp thông tin. Chúng cần hình thành một quá trình lâu dài toàn diện mà ở đó mọi người, ở mọi giai cấp trong quá trình phát triển và ở mọi tầng lớp xã hội đều học cách tôn trọng phẩm giá của người khác và các phương tiện cũng như phương pháp đảm bảo sự tôn trọng đó trong xã hội”. |
Đại hội đồng LHQ
–0–
Nguồn tư liệu
10 quotes on the power of human rights education; Ngày 10 tháng 2 năm 2016; Amnesty International và các thông tin cá nhân khác về tác giả của câu nói trên Wikipedia.