Thư cuối tuần - 14/9/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Chưa đến nửa năm nắm quyền, có thể nói chính phủ Hoa Kỳ dưới trướng Tổng thống Donald Trump là một trong những chính phủ gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước này.
Cách tiếp cận của Trump đối với các mối quan hệ quốc tế khiến gần như toàn bộ các định hướng phát triển pháp luật quốc tế gặp phải những vấn đề nan giải. Pháp luật quốc tế về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường là một trong số đó.
Quyền lực của Trump liên quan đến pháp luật quốc tế về môi trường tăng lên sau chiến thắng của các đảng Cộng hòa ở Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ.
Cùng với những quan điểm về môi trường của mình, sau khi nhậm chức, Trump bổ nhiệm cựu CEO của hãng dầu lửa Exxon Mobil Rex Tilerson trở thành Bộ trưởng Ngoại giao. Ông cũng chọn Myron Ebell, một chính trị gia nổi tiếng hoài nghi với các vấn đề biến đổi khí hậu, để định hướng giai đoạn phát triển chuyển tiếp của EPA (Environment Protection Agency – Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ). Ông cũng lựa chọn Tổng chưởng lý bang Oklahoma, người đã khơi màu cho hơn 14 vụ kiện chống lại EPA, trở thành người đứng đầu… của chính EPA.
Donald Trump vốn là người không tin vào hiện tượng biến đổi khí hậu và cho rằng đó là “trò lừa đảo” do Trung Quốc tạo ra. Ảnh: CNN.
Ảnh hưởng với môi trường Mỹ: Không tệ như chúng ta nghĩ
Tuy vậy, thật sự thì ‘sự phá hoại’ của Trump đối với các cam kết môi trường trong nội vi Hoa Kỳ không gây ra được những điều tồi tệ như các nhóm môi trường mô tả.
Điểm cần chú ý thứ nhất là hầu hết các đạo luật về môi trường vẫn còn đó. Trước đó, chính phủ của Tổng thống Barack Obama gần như không thể đưa bất kỳ đạo luật nào về môi trường qua được cửa Nghị viện. Vì vậy, Obama gần như chỉ dựa vào các sắc lệnh hành pháp trên nền tảng của hệ thống pháp luật môi trường sẵn có. Điều này đồng nghĩa với việc dù Trump có thể dễ dàng xóa bỏ những sắc lệnh hành pháp trước đó, ông ta không thể dẹp bỏ nền tảng pháp luật môi trường sẵn có của Hoa Kỳ.
Thêm vào đó, các chính sách then chốt đậm chất ‘Mỹ” về bảo vệ môi trường như giảm thuế và ưu đãi cho các doanh nghiệp liên quan đến năng lượng xanh hầu như luôn nhận được sự đồng thuận nhất quán của các phe đối lập (‘bipartisan support status’). Luôn tự nhận mình là một người có khả năng tạo ra công ăn việc làm, khả năng Trump đụng đến những ưu đãi này là rất thấp.
Nhiều học giả cũng cho rằng một chính phủ liên bang không quan tâm đến chính sách bảo vệ môi trường đôi khi lại rất tốt cho các dự án phát triển độc lập của tiểu bang. Nhiều tiểu bang tại phía Tây mà điển hình là California sở hữu hệ thống pháp luật môi trường cực kỳ cấp tiến.
Điều này đã được chứng minh trong thời kỳ mà Tổng thống G. W. Bush nắm quyền, khi mà sự thờ ơ của chính quyền liên bang đối với vấn đề môi trường tạo ra động lực lập pháp rất lớn cho các tiểu bang. Đồng thời, nhiều nhà quan sát cũng cho rằng Trump không thể cải biên làn sóng phát triển của công nghệ xanh trên toàn thế giới cũng như vị thế của nhiều công ty năng lượng sạch – như Tesla.
Hãng Tesla của tỷ phú Elon Musk tuyên bố đã sẵn sàng đưa vào thị trường một loại ngói năng lượng mặt trời rẻ hơn ngói thông thường, có thể giúp đáp ứng phần lớn nhu cầu điện năng của một hộ gia đình. Loại ngói này còn được bảo hành vĩnh viễn. Ảnh: Clean Technica.
Hiệp ước Paris khó có khả năng chết yểu
Tuy nhiên, những điều kể trên không làm thay đổi sự thật là chính quyền đương nhiệm đang đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển trở lại của các ngành công nghiệp khai khoáng than, sản xuất thép… thứ sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến tiền trình giảm tải khí thải và các nhóm nghĩa vụ cam kết trong Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nation Framework Convention on Climate Change – UNFCCC), hay gần đây nhất là Hiệp ước Paris (là một điều ước đính kèm phụ thuộc vào UNFCCC).
Để đối phó với nghĩa vụ quốc tế, Trump đã ‘xác định’ sẽ hủy bỏ thỏa thuận này trong quá trình tranh cử. Nhưng điều này không đơn giản.
Theo quy định tại Điều 28, Hiệp ước Paris, một quốc gia thành viên chỉ có thể thông báo về việc rút khỏi hiệp ước sau ba năm kể từ khi hiệp ước này có hiệu lực đối với quốc gia đó. Vì vậy, đối với Hoa Kỳ, thời hạn sớm nhất họ có thể bắt đầu các thủ tục rút lui là vào ngày 04/11/2018. Thời gian này rất gần thời điểm chuẩn bị cho kỳ tranh cử tổng thống năm 2020 nên khả năng đảng Cộng hòa và Trump ‘làm liều’ là tương đối thấp.
Một khả năng khác là chính quyền Trump có thể rút ra khỏi chính ngay công ước khung UNFCCC. Công ước khung không có ràng buộc thời hạn và quốc gia thành viên có thể rút lui bất cứ lúc nào (theo điều 25.2 của Công ước). Tuy nhiên, cũng có những khó khăn cơ bản dành cho Trump. UNFCCC được chính Nghị viện Hoa Kỳ phê chuẩn, khác với Hiệp ước Paris vốn chỉ được Tổng thống Obama ký. Vì vậy, Trump sẽ phải cần có ⅔ phiếu của Thượng viện, số phiếu gần như chắc chắn Trump không thể có được.
Không chỉ vậy, Hoa Kỳ tham gia UNFCCC dưới thời của Tổng thống G. H. Bush (Bush cha), một nhà Cộng hòa kỳ cựu khác. Xóa bỏ cam kết của Barack Obama, một người ‘bất đồng đạo’ không phải là chuyện xấu hổ, nhưng trở mặt với sản phẩm của chính đảng mình sẽ tạo nên tai tiếng rất không nên.
Nhìn chung, dù đang gây ra rất nhiều lo lắng cho các tổ chức môi trường trong và ngoài nước, khả năng chính quyền Trump thật sự lật ngược toàn bộ bàn cờ nghĩa vụ môi trường quốc tế là rất thấp.
Ngoài những chướng ngại vừa nêu, việc Hoa Kỳ rút khỏi các cam kết môi trường đồng nghĩa với việc họ cũng rút khỏi cuộc chơi quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại các quốc gia đang phát triển, cũng như từ chối thị trường năng lượng sạch béo bở đang ngày một phát triển tại nhiều quốc gia. Với sự trỗi dậy đáng lo ngại của Trung Quốc trong các ngành năng lượng sạch, rút khỏi hiệp ước Paris hay UNFCC đều có thể xem là bước đi ngờ nghệch nhất của chính quyền Trump trong quan hệ quốc tế.
Tài liệu tham khảo: