Đọc 'Phải sống' của Dư Hoa: Ai đau khổ như Phú Quý?
Người viết đã từng giới thiệu tiểu thuyết Huynh Đệ của nhà văn Dư Hoa. Nhưng đây không phải là
Hơn 400 trang tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc vừa bị rò rỉ. Cộng đồng quốc tế dậy sóng. Phát ngôn chính phủ gọi đó là “fake news” (tin giả). Dưới đây là những điều bạn cần biết.
Hai tuần trước, The New York Times công bố hơn 400 trang tài liệu nội bộ của chính phủ Trung Quốc liên quan đến việc Bắc Kinh bắt giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ (Uighur), người Kazakhstan và các nhóm thiểu số Hồi giáo khác ở vùng viễn Tây của Tân Cương.
Bộ tài liệu bao gồm gần 200 trang diễn văn nội bộ của các quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), trong đó hơn một nửa là của chính Chủ tịch nước kiêm Tổng bí thư Tập Cận Bình.
Ngoài ra còn có các chỉ thị và báo cáo về việc kiểm soát các trại tập trung (161 trang) và 44 trang tường thuật những cuộc điều tra nội bộ đối với các cán bộ địa phương.
Người cung cấp tài liệu là một thành viên trong đảng Cộng sản, yêu cầu giấu tên. Người này hy vọng rằng các nhà lãnh đạo đảng, bao gồm cả ông Tập, sẽ phải chịu trách nhiệm cho tội ác của họ.
Báo chí và các nhà hoạt động quốc tế tăng cường sức ép lên chính quyền khi các tài liệu này xác nhận nhiều phân tích trước đây về cái gọi là “Hệ thống cải tạo dành cho người Duy Ngô Nhĩ”. Đáng chú ý hơn, các tài liệu này cho thấy Tập Cận Bình tham gia ở mức độ cao trong việc thúc đẩy chiến dịch đàn áp ở Tân Cương.
Chính quyền Trung Quốc phản đối các cáo buộc. Họ khẳng định: không có trại tập trung và chỉ có các trung tâm giáo dục và dạy nghề; quyền con người trong các trung tâm này được bảo vệ; và “cái gọi là tài liệu rò rỉ” đó chỉ là giả mạo.
Bộ tài liệu này cung cấp những thông tin quan trọng về cuộc đàn áp ở Tân Cương. Thứ nhất, quan điểm rõ ràng của Trung Quốc và chính ông Tập Cận Bình rằng người Duy Ngô Nhĩ có liên hệ với các lực lượng khủng bố. Thứ hai, các trại tập trung được lập nên để giáo dục những người bị cho là có tiếp xúc với tư tưởng xấu, với quan điểm “bắt nhầm còn hơn bỏ sót”. Thứ ba, có những bất đồng trong nội bộ đảng về chính sách này, nhưng những người này sẽ bị cho là chống đối và có nguy cơ bị trừng phạt.
Trung Quốc bắt đầu gia tăng đàn áp tại Tân Cương sau các vụ bạo động nghiêm trọng xảy ra vào tháng Tư năm 2014. Điển hình là vụ tấn công bằng dao tại một ga tàu ở Côn Minh (Vân Nam) làm 31 người chết và vụ đánh bom tại một khu chợ ở Urumqi, thủ đô Tân Cương.
Một trong số bài phát biểu bị lộ là của Chủ tịch Tập khi ông đến thăm một đơn vị cảnh sát tại Tân Cương ngay sau biến cố này. Ông nói rằng họ phải thể hiện thái độ “tuyệt đối không khoan nhượng” trong việc tiêu diệt những kẻ cực đoan”, sử dụng các “công cụ của chế độ độc tài”.
Các tài liệu còn cho thấy xu hướng gần đây của ĐCSTQ là mô tả “các phần tử cực đoan” cũng như những người có tôn giáo bằng những từ ngữ dành cho các bệnh lây nhiễm hoặc chất gây nghiện.
Những bài phát biểu của ông Tập cho thấy sự lo ngại về mối liên hệ ngầm giữa bạo lực ở Tân Cương với các lực lượng Hồi giáo cực đoan ở nước láng giềng Afghanistan các chiến trường ở Iraq và Syria. Sự lo ngại này khiến ông đưa ra lời kêu gọi về một cuộc chiến chống khủng bố của toàn dân.
Chính ông Tập tuyên bố rằng những người bị “nhiễm bệnh” bởi “chủ nghĩa cực đoan” sẽ phải trải qua một khoảng thời gian “điều trị đau đớn”, nhằm tránh nguy cơ “lương tâm bị hủy diệt, mất nhân tính và giết người không chớp mắt.”
Những cảnh báo về sự can thiệp mạnh tay của nhà nước không chỉ là lời nói suông, mà còn có hướng dẫn cụ thể các chính sách áp dụng trong thực tế.
Cụ thể, một phần trong bộ tài liệu bị lộ là những hướng dẫn chi tiết để các quan chức địa phương trả lời các câu hỏi thường gặp của những đứa trẻ có người thân bị đưa đến các trại cải tạo. Lời giải thích theo mẫu sẽ là vì những người này bị ảnh hưởng nghiêm trọng của các “thế lực xấu”, vì thế phải đưa đến “các trường học tập trung” (concentrated schools) để tránh những hậu quả tới cộng đồng.
Câu 4. Nếu chỉ là đi học, tại sao người thân của cháu không được về nhà?
Có vẻ cháu vẫn chưa hiểu cách vận hành của trường học tập trung. Thông thường, cháu sẽ về nhà vào kì nghỉ đông hoặc nghỉ hè, không có vấn đề gì cả. Nhưng nếu cháu bất cẩn để nhiễm một virus như SARS, cháu sẽ phải trải qua điều trị cách ly, vì đó là bệnh lây nhiễm. Nếu cháu chưa hết hẳn bệnh mà đã về nhà thì cháu sẽ lây bệnh cho cả gia đình.
(Trích đoạn trong phần trả lời mẫu cho một câu hỏi thường gặp của con em người bị giam giữ. Nguồn: NYTimes)
Và vì thế, trẻ em nên “biết ơn nhà nước” vì việc giam giữ các thành viên gia đình của họ.
Các tài liệu và báo cáo bị rò rỉ cũng cho thấy mức độ bất đồng và sự do dự ngày càng lớn ở các cấp thấp hơn trong đảng.
Các tài liệu của nội bộ đảng ghi nhận có khoảng 12.000 cuộc điều tra trong năm 2017 nhắm vào các đảng viên ở Tân Cương vì những vi phạm của họ trong cuộc chiến chống lại “chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa cực đoan”.
Điển hình là trường hợp của Wang Yongzhi, một quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc, người đứng đầu huyện Yarkand ở miền viễn Nam Tân Cương. Ông này vì lo ngại việc giam giữ hàng loạt sẽ tác động tiêu cực đến các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội nên đã phá luật và thả hàng ngàn tù nhân. Ông Wang bị cách chức năm 2017 vì đã “thách thức” chính sách của đảng.
Khoảng hơn một triệu người Hồi giáo đã bị giam giữ tuỳ tiện trong hàng trăm trại tập trung ở tỉnh Tân Cương, vùng tự trị của người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở phía Tây Bắc Trung Quốc. Phần lớn những người bị bắt chưa từng có tiền án tiền sự. Bên ngoài các trại tập trung, hơn 11 triệu người Duy Ngô Nhĩ khác cũng trải qua sự áp bức của chính quyền Trung Quốc trong cả thập kỉ qua. Các tổ chức nhân quyền cho rằng, tội lỗi duy nhất của họ là theo đạo Hồi.
Thông tin về các trại tập trung rất hạn chế. Tuy nhiên, những người đã trốn thoát đã nói về điều kiện không khác gì nhà tù, với máy quay và micro theo dõi từng hành động. Họ bị ép phải tuyên thệ trung thành với lý tưởng của ĐCSTQ và từ bỏ đạo Hồi. Một số người kể rằng họ bị tra tấn, bị lạm dụng tình dục và chứng kiến người khác tự tử.
Chính quyền Trung Quốc kiểm soát gắt gao Tân Cương bằng công nghệ. Dưới thời của Chen Quanguo, lãnh đạo cao nhất của đảng tại vùng này, thành phố và làng mạc bị chia thành những ô vuông gồm khoảng 500 người. Mỗi ô vuông như thế có một đồn cảnh sát.
Người dân ở Tân Cương cũng bắt buộc phải cung cấp dữ liệu sinh học cho chính quyền thông qua một chương trình gọi là “Sức khoẻ cho mọi người” (Physical for All). Sau khi được tổng hợp thành dữ liệu lớn, họ dùng thuật toán để phát hiện những người “đáng ngờ”. Năm 2017, có khoảng 15 nghìn người phải vào trại cải tạo bảy ngày do thuật toán đó, theo báo cáo của Hiệp hội Nhà báo Điều tra Quốc tế (ICIJ).
Cộng đồng nhân quyền quốc tế đã lên án mạnh mẽ các hành động của Trung Quốc tại Tân Cương. Liên Hợp Quốc yêu cầu được vào các trại tập trung. Liên minh Châu Âu kêu gọi Trung Quốc tôn trọng tự do tín ngưỡng và thay đổi chính sách. Mỹ mới đây thông báo áp dụng chính sách visa hạn chế đối với quan chức Trung Quốc cho đến khi nước này chấm dứt đàn áp ở Tân Cương. Các quốc gia Hồi giáo trên thế giới thì im lặng. Nguyên nhân được cho là vì e ngại ảnh hưởng quan hệ kinh tế với Trung Quốc.
Tổng hợp từ các nguồn: