Thư cuối tuần - 14/9/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Tại Việt Nam, bất kỳ đảng phái chính trị nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề đất đai và đề ra những biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề này.
Thực tế cho thấy, từ giai đoạn đô hộ của thực dân Pháp, cho đến sự tồn tại của hai quốc gia Nam – Bắc, rồi sau đó là quá trình “cải cách” và “tập thể hóa” đất đai từ thời điểm thống nhất 1975, đất đai luôn là tâm điểm của các đối thoại chính trị. Đảng Cộng sản Việt Nam, với tư cách là đảng phái hình thành từ năm 1930, thống trị chính trị miền Bắc Việt Nam từ năm 1954 và toàn quốc từ năm 1975, chắc chắn có một lịch sử luận cương và quan điểm dài hơi liên quan đến vấn đề này. Liệu chúng có thay đổi gì suốt 90 năm qua?
Nhiều học giả cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam khá kiên định về sở hữu đất đai trong suốt thời gian tồn tại của mình. May thay, nhờ vào lượng thông tin và văn kiện đảng dồi dào được cung cấp rộng rãi đến công chúng suốt nhiều thập kỷ qua, việc tổng hợp và xây dựng một khảo lược về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và đất đai không phải là khó.
Trong giai đoạn này, khác với các đảng phái chính trị và phong trào đấu tranh dân tộc dân chủ khác, Đảng Cộng sản Đông Dương (tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam) có nhiệm vụ chiến lược tương đối rõ ràng cho cách mạng Việt nam bao gồm: “Đánh đổ đế quốc xâm lược giành độc lập dân tộc và xóa bỏ chế độ phong kiến giành ruộng đất cho nông dân”, được ghi nhận trong Cương lĩnh Chính trị của đảng năm 1930.
Quan điểm chia lại của cải, mà quan trọng nhất là ruộng đất, cho dân chúng bần nông trở thành ngọn cờ đầu cho những phong trào đấu tranh đầu tiên của đảng. Khẩu hiệu “Tịch ký hết thảy ruộng đất của bọn địa chủ ngoại quốc, bổn xứ và các giáo hội, giao ruộng ấy cho trung và bần nông”, cho đến nay, vẫn được xem là đúng đắn, phù hợp.