Cải cách Ruộng đất - Kỳ 2: Hồ Chí Minh đã có thể nhưng không cứu bà Cát Hanh Long

Cải cách Ruộng đất - Kỳ 2: Hồ Chí Minh đã có thể nhưng không cứu bà Cát Hanh Long
Đồ họa: Shiv / Luật Khoa.

Thông qua việc giới thiệu nghiên cứu “Nguyễn Thị Năm và cuộc Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam, 1953” của Tiến sĩ Alex Thái Võ, ở kỳ 1, người viết đã nêu ra mục đích thật sự của chương trình Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc mà Đảng Lao động Việt Nam khởi xướng. Khi lên cao điểm, cuộc Cải cách Ruộng đất biến thành cơn “tắm máu", nông dân quá khích dẫn đến tình trạng bạo lực, oan sai.

Ở bài này, cũng với nghiên cứu của Alex Thái Võ, tác giả tiếp tục phân tích về trách nhiệm của Hồ Chí Minh qua trường hợp xử tử bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm - ân nhân lớn của Đảng Lao động Việt Nam (tên cũ của Đảng Cộng sản Việt Nam).

Bà Nguyễn Thị Năm là người gốc Hà Nội nhưng theo chồng về Hải Phòng. Gia đình chồng tuy giàu nhưng chẳng may bại sản. Mọi trách nhiệm gia đình đổ hết lên vai bà. Khởi đầu với một quán bún thịt chó, bà Năm quay sang buôn sắt phế phẩm khi nhà máy xi măng Hải Phòng bắt đầu hoạt động.

Giỏi làm ăn, thành công nối tiếp thành công nên bà Năm buôn thép từ Pháp, lập công ty tên Cát Hanh Long (con bà là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát, sau này cũng là nạn nhân Cải cách Ruộng đất nhưng không bị giết) nên người ta quen gọi là bà Cát Hanh Long.

Ba lần bị đấu tố là địa chủ gian ác

Có tiền, bà Năm mua nhiều đất, ước tính tới 1.283 mẫu. Trong nạn đói năm 1945, bà cứu đói cho dân sống quanh vùng. Bà cũng cho phá rừng trồng mía, nhập máy từ Pháp về mở nhà máy đường đầu tiên.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.