‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực
‘Vết sẹo và cái đầu hói’ - một quyển tiểu thuyết bàn về trí thức và quyền lực0:00/335.
Bài viết này nằm trong chuỗi bài dự báo về tác động của đại dịch COVID-19 tới cuộc sống của con người.
Việc đóng cửa trường học để phòng ngừa dịch bệnh lây lan gây ra nhiều phiền toái cho gia đình và xã hội, nhưng lại là một cú hích lớn cho hoạt động giáo dục trực tuyến.
Giống như chăm sóc y tế từ xa, từ một lựa chọn phụ tiện lợi và tiết kiệm chi phí, giờ đây trong bối cảnh cách ly cô lập, giáo dục trực tuyến trở thành lựa chọn an toàn, thậm chí là duy nhất để tiếp tục các hoạt động giảng dạy học tập.
Tại Trung Quốc, hàng chục triệu học sinh từ đủ các cấp buộc phải tham gia các lớp học online. Nhiều trường học phải gấp rút đào tạo nhân lực, chuẩn bị các công cụ, đưa bài giảng lên mạng. Ngay cả những môn học như giáo dục thể chất cũng được thiết kế giảng dạy qua mạng, nơi giảng viên truyền đạt các hướng dẫn và giám sát kết quả của học sinh từ xa. Giá trị cổ phiếu của các nền tảng và ứng dụng giảng dạy trực tuyến tại Trung Quốc tăng mạnh chỉ trong vài tháng đầu năm.
Việc đưa lớp học lên mạng không phải chuyện dễ dàng, nhất là khi đó là giải pháp tình thế để gấp rút đối phó với dịch bệnh.
Các tình huống dở khóc dở cười thường xuyên xảy ra, từ việc học sinh phải nhào ra khỏi toilet để kịp trả lời cuộc gọi video của giáo viên, hay học viên phải tắt máy ngưng buổi học giữa chừng khi người nhà la hét ồn ào, hoặc giảng viên thao thao bất tuyệt khi micro không bật…
Nhiều giáo viên chia sẻ khối lượng công việc còn tăng hơn bình thường. Giáo sư Yeung Yau-Yuen của Đại học Giáo dục Hong Kong (EdUHK) kể thỉnh thoảng ông phải ghi hình đến 10 video chỉ để cho một lớp học, và giờ phải chấm điểm từng sinh viên thay vì có thể cho điểm cả nhóm. Giáo sư Yeung cho rằng có sự khác biệt giữa mô hình các khóa học mở trực tuyến (Moocs – Massive Open Online Courses) và lớp học trực tuyến mà các trường đại học đang thực hiện. Mô hình Moocs cho phép người học chủ động học một mình, nhưng tỷ lệ bỏ học cao. Theo Yeung, nó không phải là mô hình các trường nên áp dụng, vì “giảng dạy trực tuyến cần hướng dẫn và tương tác trực tiếp càng nhiều càng tốt”.
Các lớp học online như của Yeung thực hiện có sự tham gia cùng lúc của tất cả sinh viên. Mỗi người đang ở một mình tại những địa điểm khác nhau, nhưng khi tập trung lại vào một thời điểm, tất cả đều có tinh thần và sự nhiệt tình cao hơn là học một mình, cho dù chỉ là tương tác qua các màn hình.
Tuy bùng nổ (một cách bất đắc dĩ) vào thời điểm hiện tại, không mấy người cho rằng giáo dục trực tuyến có thể thay thế hoàn toàn các trường học truyền thống. Trải nghiệm tương tác gặp gỡ trong khuôn viên nhà trường vẫn là thứ không gì có thể thay thế được. Chưa kể việc đào tạo online phụ thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh của từng người.
Đối với Lizzie Winter, một giáo viên tiểu học tại Tuscany (Ý), những tuần gần đây căn hộ ở thuê gần bốn mét vuông (40 sq ft) của cô đã biến thành lớp học. Không gian riêng tư của cô trở thành studio ghi hình cho các bài giảng. Công việc và cuộc sống riêng của cô giờ đây trộn làm một, không tách ra được. Nhưng theo Lizzie, vấn đề lớn nhất đối với việc dạy và học qua mạng nằm ở phía học viên. Trường học nơi cô làm việc là một trường tư, nơi đa số các học sinh đều có điều kiện tương đối khá giả. Ít nhất mỗi học sinh đều có chiếc iPad cho riêng mình. Ở những nơi khác, giáo viên phải in bài giảng ra giấy, phát cho phụ huynh vào mỗi tuần. Học sinh và phụ huynh phải tự lo về chuyện học hành ra sao.
Tùy thuộc vào diễn biến của dịch bệnh kéo dài bao lâu, giáo viên và học sinh, trường học và gia đình, cùng với đó là chính quyền, sẽ phải tìm mọi cách làm quen và tối ưu hóa mô hình giảng dạy học tập từ xa này.
Nếu dịch kéo dài hay lặp lại hàng năm như cúm mùa, hoạt động giáo dục trực tuyến, tuy không thay thế hoàn toàn giáo dục truyền thống, sẽ sớm trở thành một thói quen cũ trong một xã hội mới.
(Còn nữa)