Đọc 'Phải sống' của Dư Hoa: Ai đau khổ như Phú Quý?
Người viết đã từng giới thiệu tiểu thuyết Huynh Đệ của nhà văn Dư Hoa. Nhưng đây không phải là
Cộng hòa Singapore có một hệ thống chính quyền đại nghị, nơi người dân bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử để chọn các nghị sĩ của họ. Theo cơ chế “cán đích đầu tiên” (first past the post), người đắc cử của mỗi đơn vị bầu cử là ứng viên hoặc nhóm ứng viên có số phiếu bầu cao nhất (không cần đa số phiếu bầu). Đảng chính trị nắm giữ đa số ghế trong Nghị viện sẽ thành lập chính phủ.
Trong trường hợp của Singapore, đảng thắng cử luôn luôn là Đảng Nhân dân Hành động (PAP) – là đảng đã không thua một kỳ bầu cử nào kể từ khi lần đầu tiên được bầu và nắm quyền vào năm 1959 (khi Singapore vẫn còn là thuộc địa của Anh).
Trong khi Singapore có tổng thống là người đứng đầu nhà nước, thì thủ tướng là người đứng đầu chính phủ, nơi có quyền lực chính trị. Singapore chỉ có bầu cử cấp quốc gia, và không có bầu cử cấp địa phương.
Theo Hiến pháp, chính phủ quy định thời gian của các cuộc bầu cử. Chính phủ phải tổ chức bầu cử mỗi 5 năm, nhưng cũng có thể tùy ý tổ chức bầu cử trước thời điểm đó. Trong khi các cuộc bầu cử luôn ôn hòa và trật tự, tiến trình này thường bị chỉ trích vì thiên vị cho lực lượng cầm quyền.
Singapore không có ủy ban bầu cử độc lập. Thay vào đó, Vụ Bầu cử thuộc Văn phòng Thủ tướng là cơ quan giám sát tất cả các quy trình bầu cử từ quản lý danh sách cử tri đến đào tạo các quan chức bầu cử. Bản thân điều này không đủ để chỉ ra bất kỳ hành vi sai trái hay gian lận nào trong các cuộc bầu cử, nhưng cái đáng chú ý là một cơ quan quan trọng như vậy lại có nhiệm vụ báo cáo với thủ tướng, cũng là lãnh đạo của đảng nắm quyền.