Chính sách đối ngoại của Trump: Biến đổi khí hậu

Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 21/1/2017. Ảnh: AFP/Getty Images.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, ngày 21/1/2017. Ảnh: AFP/Getty Images.

Luật Khoa trân trọng giới thiệu loạt bài về chính sách đối ngoại của ứng cử viên kiêm đương kim tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Loạt bài này được dịch từ bảng tổng hợp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations – CFR), một viện nghiên cứu lâu đời và có ảnh hưởng lớn ở Hoa Kỳ. Các dữ liệu trong bảng tổng hợp này được cập nhật tới ngày 11/8/2020.


Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần hoài nghi về tính khoa học của biến đổi khí hậu và nghi ngờ liệu có phải nguyên nhân là do hoạt động của con người hay không. Ông ủng hộ việc mở rộng sản xuất nhiên liệu hóa thạch trong nước và tìm cách đẩy nhanh quá trình bãi bỏ các quy định về môi trường do những tổng thống tiền nhiệm ban hành.

  • Ngay sau khi nhậm chức, Trump tuyên bố Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris năm 2015 (2015 Paris Agreement) về khí hậu với gần 200 quốc gia đồng ý giảm phát thải khí nhà kính. Sự rút lui của Hoa Kỳ sẽ có hiệu lực vào năm 2020.
  • Chỉ đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) hủy bỏ Dự án Năng lượng sạch (Clean Power Plan) từ thời Obama – là quy định yêu cầu các bang phải chuyển dịch sản xuất năng lượng khỏi các nhà máy điện than. Trump cũng đã cắt giảm gần một phần ba ngân sách tài trợ cho EPA.
  • Dẫn đầu việc cắt giảm hàng loạt các quy định về môi trường bằng việc rút ​​lại gần 80 quy định khác nhau. Chúng bao gồm các quy định giảm phát thải khí methane, đưa vấn đề phát thải khí carbon vào các quá trình ra quyết định của liên bang và hạn chế các chất gây ô nhiễm từ quá trình khai khoáng.
  • Tìm cách mở gần như tất cả vùng biển và vùng đất cần được bảo tồn của Hoa Kỳ cho việc khai thác dầu và khí đốt, bao gồm cả Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực (Arctic National Wildlife Refuge). Tuy nhiên, nhiều sắc lệnh hành pháp của ông vẫn đang bị phản đối trước tòa án liên bang.
  • Thúc đẩy việc xây lắp các đường ống dẫn dầu mới để “giải phóng năng lượng nước Mỹ” (unleash American energy), đảo ngược quyết định của Tổng thống Barack Obama về việc từ chối cấp phép cho Dự án xây dựng đường ống Dakota và Keystone XL, đồng thời sử dụng các lệnh hành pháp để xúc tiến quy trình cấp phép những đường ống mới. Vào năm 2020, Tòa án Tối cao đã ra phán quyết chống lại việc xây dựng nhanh chóng của Keystone, nhưng cho phép nhiều dự án khác được tiếp tục.
  • Hạ thấp các tiêu chuẩn tiết kiệm nhiên liệu trên toàn ngành ô-tô được tiến hành dưới thời Obama: bao gồm cắt giảm mục tiêu cải thiện hiệu suất nhiên liệu từ 5% xuống 1% hàng năm và rút lại quy định miễn trừ cho phép bang California và một số bang khác áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Kỳ tới: Chống khủng bố và an ninh mạng

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.