5 điều tôi hối tiếc khi học luật ở Việt Nam

Nếu hồi đó chủ động làm những chuyện này, tôi có thể đã là một sinh viên luật rất khác.

5 điều tôi hối tiếc khi học luật ở Việt Nam
Đồ họa: Luật Khoa/ Canva.

Tôi vào trường luật cách đây 17 năm, nghĩa là… Chà! Nghĩa là tôi gần gấp đôi tuổi của những tân sinh viên luật năm nay. Kể từ vài năm trở lại đây, thỉnh thoảng tôi lại thả hồn vào cái ý tưởng quay lại trường luật, nhưng là một trường luật ở nước ngoài, để học luật một lần nữa. Lý do vì tôi luôn cảm thấy tiếc nuối bốn năm học luật ngày xưa của mình.

Xin chia sẻ năm điều tôi hối tiếc và luôn ước giá như mình có thể trở lại để làm khác đi. Để tránh mọi hiểu nhầm thì tôi chỉ làm nghề tư vấn luật một thời gian ngắn, phần lớn sự nghiệp của tôi cho tới nay là một nhà báo chuyên về pháp luật.

1. Điều hối tiếc đầu tiên là… đăng ký học luật

Thời tôi học cấp 3, đầu những năm 2000, ngành luật đang dần nổi lên vì cơ hội việc làm rất đa dạng. Tôi đăng ký nguyện vọng 1 vào Đại học Luật Hà Nội mà không thực sự hiểu mình đang lao đầu vào cái gì, cũng chẳng có ai hiểu chuyện để tư vấn hướng nghiệp cho tôi.

Mãi sau này, khi đã ra trường đi làm rồi, tôi mới thấy đó là một quyết định tuy không tệ nhưng cũng không đủ tốt. Ấy là vì tôi nhận ra đứa trẻ 18 tuổi mới học xong lớp 12 là tôi khi ấy không đủ kiến thức và trải nghiệm cuộc sống để học luật. Tôi e rằng điều này cũng đúng với nhiều sinh viên luật khác ở Việt Nam.

Hiển nhiên bạn cũng có thể nói rằng trừ Mỹ và một số nước khác ra thì hầu hết các nước đều tuyển cử nhân luật từ học sinh phổ thông, chứ không có mấy nước buộc người ta phải học một bằng đại học xong rồi mới cho học luật. Tôi không phủ nhận chuyện đó, tôi cũng nghĩ bạn hoàn toàn có thể học luật “ngon lành” ngay sau khi học xong cấp 3 như nhiều người bạn tôi đã làm được. Nhưng, tôi nghĩ trong điều kiện Việt Nam thì học luật sau khi học đại học xong, thậm chí sau một thời gian đi làm, có thể sẽ là lựa chọn tốt hơn cho nhiều người khác.

Học luật không phải là học văn bản luật. Luật bắt nguồn từ đời thường và phục vụ đời thường. Nó phải dựa trên lý lẽ. Học luật, do vậy, phải là học lý lẽ và dùng lý lẽ đó để hiểu văn bản luật và chất vấn ngược lại văn bản luật. Đó mới là tinh thần học luật mà tôi mong muốn có.

Để học được và vận dụng lý lẽ, một sinh viên luật cần tư duy logic. Nhưng có tư duy logic không không đủ. Bạn phải có chất liệu để tư duy. Giống như muốn giải phương trình thì ngoài phương pháp giải, người ta phải biết các biến số cụ thể của nó là gì thì mới giải được. Ở đâu ra chúng ta có các chất liệu đó? Tôi nghĩ cách tốt nhất để có được các chất liệu đó là học đại học một ngành xã hội khác như lịch sử, xã hội học, kinh tế học, rồi ra trường đi làm một vài năm để hiểu đời thường và nhặt nhạnh chất liệu từ đời thường.

Đó là chưa kể, ở Việt Nam, đời thường có khi dạy chúng ta về tư duy logic và lý lẽ tốt hơn nhà trường. Lý do vì nhà trường không khuyến khích học sinh, sinh viên phản biện, mà khuyến khích học thuộc. Tư duy logic trong nhà trường chỉ được dùng để giải Toán chứ không được dùng để biện luận.

Tôi không có ý khuyên bạn nên học luật ngay sau khi hết lớp 12 hay không. Tôi chỉ khuyên bạn nên cân nhắc rất kỹ điều này, tìm những giảng viên luật hay luật sư đáng tin cậy để hỏi. Sau này khi bạn làm luật sư hay thẩm phán, công việc của bạn sẽ liên quan trực tiếp tới thân phận của rất nhiều người. Đó là gánh nặng mà những người hành nghề luật phải mang.

Bảng tin nội bộ ở Đại học Luật Hà Nội. Ảnh: saostar.vn

2. Không đọc gì khác ngoài giáo trình

Thực sự thì không đến nỗi vậy, nhưng tôi toàn đọc sách không liên quan lắm tới luật.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.