Các hội nghị lập hiến tại Đài Loan: Đi đường vòng để về đích nhanh

Vừa tập hợp được dân ý, vừa huy động được trí tuệ tập thể.

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.


Vào phiên cuối cùng của Hội nghị Quốc sự (National Affairs Conference) diễn ra năm 1990, người ta nhìn thấy một cảnh tượng chưa từng xuất hiện trước đó.

Tống Sở Du (James Soong) và Trương Tuấn Hoành (Chang Chun-hung), hai tổng thư ký của Quốc Dân Đảng cầm quyền và Dân Tiến Đảng đối lập, cùng ngồi chủ trì cuộc họp.

Trương Tuấn Hoành chỉ vừa được thả trước thời hạn sau khi bị kết án tù hơn 10 năm trước vì các hoạt động đấu tranh cho dân chủ. Còn Tống Sở Du từng đứng đầu Cục Thông tin, tích cực tuyên truyền kết tội Trương Tuấn Hoành và những người tham gia phong trào dân chủ.

Hình ảnh hai nhân vật - mới trước đó ít lâu vẫn còn là kẻ thù không đội trời chung, nay đã ngồi lại cùng nhau bàn chuyện quốc gia - được truyền đi khắp cả nước, tạo nên khoảnh khắc lịch sử và gây ấn tượng mạnh với người dân xứ Đài. [1]

Hội nghị Quốc sự năm 1990, cùng với Hội nghị Phát triển Quốc gia sau đó vào năm 1996, không chỉ có công năng quảng cáo hình ảnh. Chúng là những bước đi thực chất đầu tiên trong tiến trình cải cách hiến pháp của Đài Loan.

Công cụ tập hợp sức mạnh dư luận

Các cải cách tự do dân chủ đã được bắt đầu từ cuối thập niên 1980, khi lần lượt thiết quân luật, lệnh cấm thành lập đảng phái, các rào cản dành cho báo chí và hoạt động biểu tình được gỡ bỏ. [2]

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.