Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Chịu chung một bối cảnh bị kiểm duyệt nặng nề.
Năm 2005, 12 đầu sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã được chính quyền cho phép xuất bản tại Việt Nam. [1]
Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ là một trong những người bị chụp mũ “biệt kích văn hóa”, “biệt kích cầm bút” (cụm từ mà chính quyền đã dùng sau năm 1975 để chỉ những ai chống đối chủ nghĩa cộng sản bằng văn chương) đầu tiên và hiếm hoi được cho phép tái xuất bản sách từ sau năm 1975.
Trước ngày trở về Việt Nam, dù đã xuất bản hơn một triệu ấn phẩm ở nước ngoài nhưng sách và băng đĩa giảng dạy Phật giáo của thiền sư Nhất Hạnh vẫn bị cấm phổ biến trong nước.
Hiện nay, các sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh dần trở nên rất phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều cuốn sách của ông đã bị kiểm duyệt và có những cuốn vẫn chưa thể tái bản.
Tháng 4/1978, một nhà sư bị chính quyền bắt giam tại Sở Công an TP. Hồ Chí Minh rồi chuyển về trại giam Phan Đăng Lưu. Người này là một nhà sư nổi tiếng ở miền Nam. Ông là một trong những nhà sư đã tổ chức các hoạt động chống lại chính quyền Ngô Đình Diệm trong phong trào đấu tranh Phật giáo năm 1963.
Lúc bị bắt, nhà sư đó mới 57 tuổi, và đó cũng là tuổi đời được ghi trên bia mộ của ông. Nhà sư này là Hòa thượng Thích Thiện Minh. Đến nay, chính quyền vẫn chưa công bố lý do vì sao ông bị bắt để dẫn đến cái chết oan nghiệt như vậy. [2]
Khi biết tin Hòa thượng Thiện Minh viên tịch, người đồng đạo của ông là thiền sư Thích Nhất Hạnh đã viết một bài thơ có tên là “Mây trắng thong dong”. Về sau, thiền sư Nhất Hạnh cho in bài thơ này trong cuốn sách “Thả một bè lau” cùng với dòng giải thích về cái chết của Hòa thượng Thiện Minh: [3]
“[...] Khi chính phủ của xã hội chủ nghĩa lên, họ sợ thầy Thiện Minh nên đã bức tử thầy. Họ bắt thầy và ép thầy tự tử trong một nhà tù tại Sài Gòn. Thầy Thiện Minh phải xé áo làm dây để tự tử. Khi thầy tịch rồi, sợ quần chúng phản ứng mạnh nên họ chở thầy về Hàm Tân, một hai ngày sau mới báo tử. Thầy Trí Thủ và các thầy khác phải về Hàm Tân mới nhận xác được [...]”
Tuy nhiên, đoạn giải thích về cái chết của Hòa thượng Thiện Minh vừa nêu đã biến mất khỏi trang 346, trong lần tái bản thứ nhất, năm 2017, của Nhà xuất bản Hồng Đức và công ty sách Phương Nam Book. Độc giả không thể biết rốt cuộc nguyên nhân nào gây ra cái chết cho Hòa thượng Thiện Minh.
Có nhà sư sau này cho rằng Hòa thượng Thích Thiện Minh đã bị nhốt trong nhà giam tối tăm, bị đánh đập và tra tấn dã man. [4]
Hòa thượng Thích Đôn Hậu, người từng lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, cho biết chính quyền chỉ cho các nhà sư xem mỗi gương mặt của thi thể Hòa thượng Thiện Minh và không cho nhận xác về an táng. [5]
Năm 1966, Nhà xuất bản Lá Bối xuất bản cuốn “Nói với tuổi hai mươi” của Thích Nhất Hạnh tại Sài Gòn. Cuốn sách được đón nhận rất nồng nhiệt với chủ đích giúp thanh niên định hướng đời sống của mình.
Phải đến khoảng 40 năm sau, cuốn sách này mới được giới thiệu tại Việt Nam. [6] Hiện nay, bạn đọc dễ dàng tiếp cận được bản in do nhà xuất bản trong nước phát hành. Tuy nhiên, một số đoạn văn đã bị cắt bỏ khỏi cuốn sách so với nguyên bản. [7]
Ngay từ đầu cuốn sách, trang 7, một đoạn trích dài nói về cảm xúc của Thích Nhất Hạnh khi nghe bài hát “Để lại cho em” của nhạc sĩ Phạm Duy đã biến mất:
“[...] Một giải non sông gấm vóc, một miền oai linh hiển hách bây giờ chỉ còn là một mảnh đất bị chia cắt, cày xới lên bởi bom đạn. Hận thù nhân danh chủ nghĩa, bạo lực vênh vang bề thế, các anh đã để lại cho các em những giọt máu của dân lành, những nấm mồ chưa xanh cỏ, những tấm khăn sô, những thành phố buồn trong đó loài người đang tranh nhau từng đám bụi đen. Các anh đã vụng về, đã hèn kém, đã để lại cho các em một quê hương nghèo khổ đói lạnh dù ruộng đồng của tổ quốc ta vốn rất mầu mỡ phì nhiêu. Đường về tương lai nghẽn lối, bàn tay các anh đáng lẽ phải thơm mùi đất nay thành ra hôi mùi thuốc súng; các anh đã để lại cho các em những giả dối, đê hèn và vụng dại của các anh. Nhưng cơ sự đã xảy ra như thế rồi, xin các em đừng trách móc hờn giận: hãy thương chúng tôi và hãy can đảm nhận lấy cái gia tài khốn khổ khốn nạn do các anh để lại [...]”
Cũng ngay sau đoạn văn này, một câu nguyên gốc là “quê hương ta sẽ không còn là một bãi chiến trường” đã bị sửa thành “đời ta sẽ nở hoa hạnh phúc”.
Tại trang 16, đoạn văn “[...] Chúng tôi, thế hệ thanh niên Việt Nam từ 15 đến 25 tuổi, muốn nói lên một sự thực đau buồn nhất trong đời chúng tôi; sự thực bi đát ấy là: CHÚNG TÔI KHÔNG CÒN TIN TƯỞNG NƠI CÁC ÔNG NỮA” cũng đã bị cắt bỏ khỏi cuốn sách.
Một đoạn văn khác cũng bị kiểm duyệt và loại bỏ khỏi trang 18 của cuốn sách này. Nguyên bản như sau: “Các bạn bè thân yêu của chúng tôi đang gục chết trên cánh đồng biên giới, bên bờ sông hay giữa rừng rú hoang vu; khói lửa ngút trời, máu đỏ của tuổi trẻ đang tưới trên những giải đất khô cằn quê hương, những mái tóc xanh trở thành những bãi cỏ xanh trên những nấm mồ trận địa. Hỡi ơi, hãy khóc đi hỡi quê hương yêu dấu […]”
Mặc dù đây là một cuốn sách được cho là ủng hộ Việt Cộng hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, và chỉ trích chính quyền Ngô Đình Diệm lẫn Hoa Kỳ, kêu gọi hòa bình, tiến tới thống nhất với miền Bắc, nhưng sau 56 năm, cuốn sách này vẫn chưa được phép xuất bản tại Việt Nam.
Một năm sau khi ông sang Mỹ vận động ngừng chiến tại Việt Nam, Thích Nhất Hạnh xuất bản cuốn “Hoa sen trong biển lửa” vào năm 1967. [8] Miền Nam lúc này đang chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử nhằm tái lập nền cộng hòa sau khi Tổng thống Ngô Đình Diệm và em của ông là Ngô Đình Nhu cùng bị bắn chết.
Cuốn sách thể hiện quan điểm của Thích Nhất Hạnh về các sự kiện chính trị trước và sau năm 1954. Có lẽ, nó chưa được xuất bản tại Việt Nam vì có một chương nêu quan điểm về sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Ví dụ như đoạn trích sau:
“Trong tâm trí người Việt Nam hồi đó nhất là người dân quê, Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ anh hùng ái quốc chống Pháp và giành độc lập cho Việt Nam. Không ai nghĩ rằng Hồ Chí Minh là người của chủ nghĩa Cộng Sản với ý định thiết lập chế độ Cộng Sản tại tổ quốc họ.”
Sau 56 năm, mặc dù không được xuất bản nhưng cuốn sách từng gây được tiếng vang thời điểm đó vẫn còn nguyên giá trị tham khảo về Chiến tranh Việt Nam.
Cho đến năm 2005, các tác phẩm của Thích Nhất Hạnh mới dần được phép xuất bản tại Việt Nam. Ông là một trong những tác giả có tác phẩm được chính quyền dỡ bỏ ngăn cấm sau nhiều thập kỷ. Hầu hết các cuốn sách này đều tập trung vào việc thực hành Phật giáo, vậy mà từ năm 1975, chính quyền đã cấm tất cả.
Đây là kiểu kiểm duyệt không nhằm vào nội dung tác phẩm mà nhằm vào lý lịch tác giả, dựa trên quan điểm của chính quyền.
Kiểu kiểm duyệt này không chỉ áp dụng riêng cho Thích Nhất Hạnh mà còn đối với các tác phẩm của rất nhiều nhà văn, nhà thơ miền Nam trước năm 1975. Những tác giả này sáng tác nhiều thể loại, phản ánh nhiều nội dung khác nhau, có những nội dung không liên quan đến chính trị, nhưng từng hoặc vẫn đang bị cấm xuất bản toàn bộ tác phẩm cho đến ngày hôm nay.
Chính sách cực đoan đó đã hủy hoại tự do tư tưởng và năng lực sáng tác. Nói cách khác, chỉ những người viết có tư tưởng chính trị, đường lối hoạt động làm hài lòng chính quyền mới được phép xuất bản tác phẩm. Sau năm 1975, chính quyền còn tịch thu, tổ chức những cuộc đốt bỏ sách vở của miền Nam.
1. Lá thư Làng Mai số 28. (2005b, January 3). Làng Mai. https://langmai.org/wp-content/uploads/2017/09/LaThuLangMai28-2005.pdf
2. Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Hòa Thượng Thích Thiện Minh. (2019, October 17). Thư Viện Hoa Sen. https://thuvienhoasen.org/a32833/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-hoa-thuong-thich-thien-minh
3. Chương 05: Chánh niệm là nẻo thoát. (n.d.). Làng Mai. https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/tap-truyen/tha-mot-be-lau/chuong-05-chanh-niem-la-neo-thoat/
4. Cuộc đời và sự nghiệp của Hòa thượng Thích Thiện Minh. (2019, September 17). Thư Viện Hoa Sen. https://thuvienhoasen.org/a32833/cuoc-doi-va-su-nghiep-cua-hoa-thuong-thich-thien-minh
5. 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam: 4 vấn đề giáo hội không muốn nhắc đến. (2021, August 29). Luật Khoa. https://luatkhoa.org/2021/08/40-nam-thanh-lap-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-4-van-de-giao-hoi-khong-muon-nhac-den/
6. Sách tặng bạn đọc. (2007, October 23). Báo Sài Gòn Giải Phóng. https://www.sggp.org.vn/sach-tang-ban-doc-post103725.html
7. Phần 01: Nhận diện. (1966). Làng Mai. https://langmai.org/tang-kinh-cac/vien-sach/thien-tap/noi-voi-tuoi-20/phan-01-nhan-dien/
8. Hoa sen trong biển lửa: Cuốn sách tiếng Anh đầu tiên của thiền sư Thích Nhất Hạnh. (2022b, January 25). Luật Khoa. https://www.luatkhoa.com/2022/01/hoa-sen-trong-bien-lua-cuon-sach-tieng-anh-dau-tien-cua-thien-su-thich-nhat-hanh/