Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp; Trung Quốc tấn công tàu cá Việt Nam trên Biển Đông
Các sự kiện nổi bật: * Tòa Thái Lan đồng ý dẫn độ Y Quynh Bđăp về Việt Nam chịu án.
Đoan Trang (dịch) – Cách dễ nhất để minh họa tầm quan trọng của phân tích kinh tế đối với việc ra chính sách pháp luật, thực thi, và phân tích chính sách, là xem điều gì xảy ra khi các nhà hoạch định chính sách pháp luật bỏ qua các nguyên tắc kinh tế. Kết cục có thể là những chính sách pháp luật sai lầm, mà hậu quả khác rất xa với dự định của nhà làm chính sách.
Ở kỳ này và kỳ sau, chúng ta sẽ tìm hiểu hai ví dụ kinh điển để biết phân tích kinh tế ảnh hưởng như thế nào đến công việc của các nhà lập pháp, các thẩm phán, học giả và người nghiên cứu luật pháp nói chung. Ví dụ thứ nhất là về chính sách ban hành trần lãi suất tín dụng. Ví dụ thứ hai (trong kỳ sau) xoay quanh chính sách kiểm soát tiền cho thuê nhà.
Nội dung này được trích từ cuốn giáo trình “Principles of Law and Economics” [Các nguyên tắc về luật kinh tế] (2005) của Giáo sư Luật Daniel H. Cole và Giáo sư Kinh tế Peter Grossman. Các chú thích trong ngoặc vuông […] là của người dịch.
Đoan Trang (dịch)
Trần lãi suất tín dụng
Thỉnh thoảng, chính quyền các bang [bối cảnh là nước Mỹ – ND] lại can thiệp vào thị trường tín dụng, áp đặt những mức lãi suất trần, nhằm bảo vệ người tiêu dùng khỏi các thông lệ cho vay mang tính phân biệt đối xử và không công bằng. Gần như luôn luôn, những mức trần lãi suất tín dụng này xuất phát từ động cơ là sự quan tâm, lo lắng thật sự cho lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng gần như luôn luôn, chúng gây ra các hậu quả làm hại cho chính người tiêu dùng.
Trong nhiều trường hợp, các bang đặt ra những mức trần về lãi suất như một cách phản ứng trước những nghiên cứu cho rằng người dân ở những nơi thu nhập thấp phải trả tín dụng nhiều hơn, dưới hình thức lãi suất cao hơn, so với người dân sống ở khu giàu. Nếu và khi những chênh lệch đó phản ánh lợi nhuận độc quyền hoặc sự phân biệt đối xử với các cộng đồng biệt lập, thì chúng đáng bị lên án và chính phủ phải có hành động hạn chế chúng. Tuy nhiên, thường thường, những người cho vay có lý do chính đáng (kinh doanh) để áp những mức lãi suất khác nhau trong việc cho vay để tiêu dùng [consumer credit], mà lý do đó chẳng liên quan gì đến ý đồ phân biệt đối xử không theo pháp luật hay khả năng kiếm thêm lợi nhuận. Gần như không có bằng chứng nào cổ vũ cho luận điểm “người cho vay ở những cộng đồng thu nhập thấp kiếm được dư thừa lợi nhuận”. Ngược lại, một nghiên cứu của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) phát hiện ra rằng “người bán lẻ ở nơi thu nhập thấp chịu lỗ đáng kể tính trên vốn đầu tư, so với người bán lẻ nói chung trên thị trường”. Phát hiện này cho thấy một điều gần như nghịch lý: Người cho vay ở các khu nghèo áp dụng mức lãi suất cao hơn nhưng lại kiếm được ít lợi nhuận hơn. Tại sao có thể như vậy được?
Đối với các nhà kinh tế, câu trả lời rất đơn giản: Chi phí của việc cho vay tiền ở những nơi thu nhập thấp cao hơn là bởi vì người cho vay đối diện với xác suất vỡ nợ cao hơn. Không phải là vì người nghèo thì vốn dĩ không đáng tin cậy, mà là vì người nghèo dễ bị tổn thương hơn trước những “cú sốc” tài chính đột ngột, khiến cho họ không trả được nợ hoặc không kham nổi mức tiền phải thanh toán cho những hàng hóa đã mua chịu [dưới hình thức tín dụng tiêu dùng – ND]. Thực tế cho thấy, xác suất vỡ nợ có xu hướng cao hơn ở những cộng đồng nghèo. Người cho vay phản ứng với rủi ro cao hơn đó bằng một trong ba cách:
Tuy nhiên, phương án ba không thực tế, bởi vì người cho vay tiền muốn phân tán rủi ro kiểu đó thì chắc chắn sẽ mất các khách hàng rủi ro thấp vào tay những người cho vay khác – là những người sẵn sàng cho các khách hàng ấy hưởng mức lãi suất thấp hơn. Về căn bản, áp lực cạnh tranh sẽ buộc những người cho vay phải phân biệt lãi suất [tức là phân biệt giá tín dụng – ND] giữa khoản tín dụng rủi ro cao và khoản tín dụng rủi ro thấp. Tuy nhiên, hành vi phân biệt này rõ ràng không phải là dấu hiệu của thất bại thị trường. Nó là một phản ứng có lý trí trước việc cho người ở các cộng đồng thu nhập thấp vay tiền thì rủi ro hơn với xác suất vỡ nợ cao hơn.
Người nghèo có nguy cơ vỡ nợ cao, do đó cho người nghèo vay tiền luôn có rủi ro cao hơn cho người giàu vay tiền. Vì vậy, một cách duy lý, người cho vay sẽ tính lãi suất cao hơn đối với khách hàng nghèo.
Nguồn ảnh: novelinvestor.com
Khi nhà nước đưa ra một đạo luật áp đặt trần lãi suất cho vay, nhằm công khai bảo vệ người tiêu dùng, luật đó có thể đưa đến một số kết quả không mong muốn và không dự đoán được. Nếu trần lãi suất tín dụng bị ấn định thấp hơn mức lãi suất phản ánh rủi ro vỡ nợ, thì những người cho vay có tiếng tăm sẽ chỉ làm một việc đơn giản là rút khỏi thị trường. Những khoản tín dụng vẫn có sẵn từ trước đó ở mức lãi suất tương đối cao sẽ không còn nữa.
Khi những người cho vay hợp lệ rời khỏi thị trường, cánh cho vay nặng lãi và dân chợ đen sẽ nhảy vào thế chỗ. Do hoạt động không hợp pháp cho nên bọn họ cũng chẳng bị hạn chế bởi trần lãi suất theo luật kia. Mức lãi suất mà bọn họ đưa ra thậm chí còn có thể cao hơn lãi suất trần, phản ánh rủi ro cao hơn mà bọn họ phải chịu, vì nguy cơ người đi vay vỡ nợ thì ít mà vì sợ cơ quan hành pháp thì nhiều. Rút cục, mức trần tín dụng do nhà nước áp đặt sẽ không đạt được mục đích mà nó dự định. Thay vì bảo vệ những người đi vay có thu nhập thấp khỏi việc phải trả lãi suất cao, nó sẽ làm suy giảm lượng tín dụng và khiến những chủ nợ tốt bị gạt ra ngoài, thế chân họ là những kẻ cho vay nặng lãi mà cuối cùng lại ép người đi vay phải trả lãi suất thậm chí còn cao hơn.
Áp đặt trần lãi suất không hợp lý (không phản ánh rủi ro vỡ nợ) sẽ vô tình mở đường cho giới cho vay nặng lãi và tín dụng chợ đen kéo vào thị trường.
Một người hoài nghi có thể cho rằng các dự đoán của lý thuyết kinh tế không phải luôn luôn thành sự thực – mọi thứ trong đời thực đều xảy ra khác. Nhưng trong trường hợp này thì không thế. Nghiên cứu thực chứng về trần lãi suất tín dụng – cụ thể, “luật cho vay với lãi 6%” được thiết lập rộng rãi ở Hoa Kỳ trong nửa đầu thế kỷ 20 – đã minh chứng cho các dự đoán của lý thuyết kinh tế. Những người cho vay hợp lệ, do không thể cho vay ở mức lãi suất thấp hơn mức trần bởi vì chi phí của việc cho vay khi đó quá cao, đã rời khỏi thị trường và bị thế chỗ bởi những kẻ cho vay nặng lãi, mãi cho tới khi các bang đều hủy bỏ luật 6% đó. Nếu trước khi ra luật này, các nhà làm luật quan tâm đến lý thuyết kinh tế, thì họ đã có thể tránh được việc làm tổn hại đến chính những người tiêu dùng mà họ muốn giúp đỡ.
Khía cạnh đạo đức của câu chuyện này không phải là chính phủ chỉ toàn làm cho tình hình tồi tệ hơn. Trong một số điều kiện, các đạo luật và quy định bảo vệ người tiêu dùng, hoặc các chính sách đền bù, đều có ích, thậm chí là cần thiết, trong việc bảo vệ người tiêu dùng khỏi bị lừa đảo, phân biệt đối xử vì lý do sắc tộc/chủng tộc, hoặc các hành vi xấu khác. Chính phủ thậm chí còn có thể đóng một vai trò có giới hạn trong việc giảm lãi suất tín dụng cho người tiêu dùng ở những khu vực thu nhập thấp. Chẳng hạn, chính phủ có thể phát động một chương trình công khai thông tin để giảm rủi ro vỡ nợ, mà chính điều này lại làm giảm lãi suất vay tiền. Hoặc chính phủ có thể trợ cấp cho thị trường tín dụng ở các cộng đồng nghèo bằng cách cung cấp trực tiếp những khoản cho vay lãi suất thấp, cũng giống như chính phủ trợ cấp cho các thành phần kinh tế và các nhóm xã hội khác. Khía cạnh đạo đức thật sự trong câu chuyện là: Phân tích kinh tế có thể mang thông tin hữu ích đến cho hoạt động hoạch định chính sách pháp luật và tránh làm cho tình hình đã xấu còn xấu hơn.
Phân tích kinh tế có thể mang thông tin hữu ích đến cho hoạt động hoạch định chính sách pháp luật và tránh làm cho tình hình đã xấu còn xấu hơn.