Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – Kỳ 2: Những yếu tố tạo nên độc lập chính trị

Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – Kỳ 2: Những yếu tố tạo nên độc lập chính trị
Những người ủng hộ hôn nhân đồng giới ăn mừng chiến thắng ở Dublin, thủ đô của Ireland, sau khi kết quả trưng cầu dân ý được công bố. Ảnh: New York Times

Hoàng Thảo Anh (dịch)

Bài viết Influence and Independence: Politics in Supreme Court Decisions là một phần trong cuốn Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ: Tư pháp công bằng theo pháp luật, được phát hành bởi Chương trình của Cục thông tin Quốc tế của Bộ Ngoại giao của tác giả Suzanna Sherry.

Tựa đề và các tiểu mục do Ban Biên Tập Luật Khoa tạp chí đặt.

Kỳ trước: Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ – Kỳ 1: Liều vaccine chống chính trị hóa nền tư pháp

Suzanna-SherryBà Suzanna Sherry, tên thật là Herman O.Loewenstein – Giáo sư tại Khoa Luật thuộc trường Đại học Vanderbilt, Tennesse. Bà là đồng tác giả của ba cuốn sách về Luật Hiến pháp và lý thuyết Hiến pháp bao gồm: Những yêu cầu trong xét xử (Judgement calls): Đưa luật pháp ra khỏi Chính trị trong các vụ án trên cơ sở Hiến pháp (2008); Sự tìm kiếm liều lĩnh: Lạc lối khi tìm kiếm nền tảng xây dựng Hiến pháp (2002) Trên tất cả các lí do: Cuộc tấn công cơ bản vào sự thật của nền pháp lý Hoa Kỳ (1997). Bà đồng thời là chủ nhân của các bài báo và là đồng tác giả của ba giáo trình khác.

Tác giả Sherry thừa nhận mối lo ngại rằng quan điểm chính trị của một thẩm phán sẽ hình thành nên phán quyết của người đó. Tuy nhiên, bà cho rằng những e ngại này ngày càng bị làm quá lên. Rất nhiều yếu tố từ quan điểm cá nhân đến thể chế đang ảnh hưởng đến việc giải thích các phán quyết của mỗi thẩm phán, chứ không chỉ khuynh hướng chính trị của bản thân họ .

(Phần tiếp theo)

Ưu tiên chính trị hay quan điểm triết học pháp lý của thẩm phán?

Thứ nhất, sẽ rất khó để gỡ rối phân biệt thứ gọi là ưu tiên về chính trị và quan điểm triết học pháp lý của họ. Một số thẩm phán tin rằng Hiến Pháp cần được hiểu theo nghĩa gốc ban đầu hay các đạo luật nên được hiểu từ việc xem xét các quy định của chính nó. Một số khác tin rằng ý nghĩa của Hiến Pháp có thể thay đổi theo thời gian hoặc các tài liệu chứng cứ xung quanh việc ban hành một đạo luật có thể là nguồn hữu ích cho việc tiếp cận đạo luật đó.

Tương tự, một số thẩm phán đang rất miễn cưỡng trong việc bác bỏ những đạo luật được ban hành bởi cơ quan lập pháp cấp Tiểu bang hoặc Liên bang, và số khác thì xem việc giám sát các cơ quan lập pháp là một phần vai trò quan trọng của họ như là những người bảo hộ Hiến Pháp. Một thẩm phán hiểu Hiến Pháp theo nghĩa nguyên thuỷ của nó và không muốn bác bỏ các đạo luật thì sẽ không đồng tình với việc tuyên bố sự thật rằng nhiều đạo luật đã vi phạm quyền Hiến định của cá nhân. Nếu vị thẩm phán đó tình cơ là một người bảo thủ chính trị, chúng ta có thể nhầm lẫn đó là sự thiếu thiện cảm đối với chính trị hơn là tư tưởng triết học pháp lý.

Comp 2

Thẩm phán Scalia là một minh chứng điển hình cho sự nhầm lẫn của nhiều người về quan điểm chính trị và quan điểm pháp lý. Ông là một người theo trường phái nguyên bản.

Những kinh nghiệm và nền tảng của một thẩm phán có thể ảnh hưởng đến cách mà người đó tiếp cận vụ việc – mặc dù không phải lúc nào cũng theo chiều hướng có thể dự liệu được. Một thẩm phán lớn lên trong điều kiện nghèo khó có thể cảm thông với những người nghèo khác hoặc tin tưởng khả năng bản thân có thể vượt qua được khó khăn túng thiếu và chỉ ra rằng những người nghèo có thể chịu trách nhiệm đối với hoàn cảnh của chính mình. Một thẩm phán có kinh nghiệm đầu tay với các tập đoàn hoặc quân đội hay bộ máy chính quyền (để lựa chọn một vài ví dụ) có thể có sự nhận thức sâu sắc hơn về điểm mạnh cũng như điểm yếu của họ.

Cuối cùng, dường như rất khó khăn để ủng hộ kết luận quan điểm chính trị của một thẩm phán là thứ duy nhất (hay quan trọng nhất) có thể ảnh hưởng đến phán quyết của người đó. Đơn giản là có quá nhiều trường hợp các thẩm phán ngạc nhiên khi người bổ nhiệm họ lại bỏ phiếu cho quan điểm chính trị trái ngược với mình hay đồng ý với quan điểm của các thẩm phán được một đảng khác bổ nhiệm.

Hai trong số những thẩm phán theo xu hướng tự do nổi tiếng nhất thế kỷ 20, Chánh thẩm Earl Warren và thẩm phán Willian Brennan lại được đề cử bởi Tổng thổng đảng Cộng hoà Dwight Eisenhower, và thậm chí chánh thẩm Warren đã được phê chuẩn bởi đa số phiếu khi đảng Cộng hòa đang nắm giữ Thượng viện.

1101570701_400

Nguyên Chánh thẩm Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ Earl Warren trên bìa tạp chí Time năm 1957. Ông được xem là chánh thẩm danh tiếng nhất trong lịch sử hiện đại Hoa Kỳ với sự ra đời của hàng loạt các án lệ tiến bộ mang đến những thay đổi cơ bản của vai trò Tối Cao Pháp Viện và hệ thống pháp luật.

Có đến khoảng một phần tư đến một phần ba những vụ án được quyết định bởi Tối cao Pháp viện với sự thống nhất tuyệt đối; tất cả cám thẩm phán đều đồng ý với kết luận cuối cùng bất kể quan điểm chính trị của họ mâu thuẫn nhau như thế nào. Không chỉ vậy, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng gần như một nửa các trường hợp không nhận được sự nhất trí, việc bỏ phiếu của các thẩm phán không phù hợp với dự đoán của nhiều người dựa trên quan điểm chính trị của thẩm phán đó. Hơn nữa, một số vấn đề pháp lý đặc biệt quan trọng không phải là những vấn đề chính trị có thể dự đoán được: Chúng ta không thể luôn luôn khẳng định rằng thế nào là quan điểm “bảo thủ” hay “tự do” trong các vụ việc liên quan gây mâu thuẫn với các quyền của Hiến Pháp hay các đạo luật phức tạp.

Những yếu tố khác trong việc đưa ra phán quyết

Cấu trúc và chức năng của cơ quan tự pháp cũng làm giảm đi khuynh hướng cá nhân của các thẩm phán đối với việc áp đặt ưu tiên chính trị của họ. Yếu tố quan trọng nhất là các quan tòa phải giải thích công khai và biện minh cho các phán quyết của mình: Mỗi vụ việc được đi kèm với một hoặc nhiều ý kiến bằng văn bản cung cấp những luận cứ đăng sau mỗi phán quyết của Toà án, và những ý kiến này luôn công khai cho bất kỳ ai có nhu cầu tiếp cận chúng.

Các phán quyết được thảo luận rất rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng (và cả trên Internet) và thường hướng chủ đề đến những bài phê bình được trau chuốt bởi các luật gia, thẩm phán và các học giả. Sự minh bạch này đảm bảo các thẩm phán không thể bóp méo những quy định của pháp luật một cách bừa bãi; bởi quyết định thận trọng của họ luôn chịu áp lực của công chúng. Và bất kỳ thẩm phán nào không muốn bị xem là một tên ngốc hay một kẻ bất lương sẽ chú tâm vào những ý kiến thuyết phục nhằm chứng tỏ sự hợp lý trong phán quyết của mình.

03-23-2016 02-07-09 PM

Ảnh chụp một phần phân tích luận điểm của các thẩm phán trong án lệ chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng tình của tờ The Washington Post.

Quá trình nghị án cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiềm chế sự ảnh hưởng của chính trị đến quá trình đưa ra phán quyết của các thẩm phán. Trước khi ra phán quyết cuối cùng, mỗi thẩm phán sẽ đọc bản tóm tắt của các bên, lắng nghe (hoặc có thể đưa ra câu hỏi) luật sư các bên tranh luận và trao đổi với các thẩm phán khác. Các thẩm phán có thể thảo luận vụ việc với thư ký pháp lý của mình, với các sinh viên luật mới tốt nghiệp bởi họ có thể mang đếm một quan điểm khác biệt. Sau lần bỏ phiếu đầu tiên, các thẩm phán sẽ trao đổi những bản dự thảo quan điểm của. Trong suốt quá trình dài nghị án, các thẩm phán sẽ tiếp tục đón nhận những lời thuyết phục, và rất bình thường khi một thẩm phán thay đổi ý kiến của mình về vụ việc. Bởi vì những thẩm phán, luật sư, các bên đương sự và thư ký đại diện cho các quan điểm chính trị khác nhau, vì vậy quá trình này có thể làm tất cả tập trung vào vấn đề pháp lý hơn là vấn đề chính trị.

Cuối cùng, khái niệm về tiền lệ pháp, hay việc tuân thủ các án lệ, đã giới giạn thẩm quyền quyết định của Toà án. Trong trường hợp vắng mặt với lí do đặc biệt, Tối cao Pháp viện sẽ tuân theo tiền lệ của vụ việc tương tự đã được quyết định trước đó. Ngay cả khi những thẩm phá bất đồng quan điểm với việc tiền lệ đó (bao gồm trường hợp không đồng ý đối với phán quyết ban đầu) sẽ có thể bị áp đặt cho những vụ việc sau.

Khi các phán quyết cho những vấn đề cụ thể ngày một nhiều, Toà án có thể làm sáng tỏ hoặc thay đổi lý thuyết của nó, nhưng những tiền lệ trước đó sẽ nền tảng cơ bản ban đầu. Lịch sử chính trị Hoa Kỳ có rất nhiều ví dụ về các tổng thống mới đắc cử tuyên thệ sẽ thay đổi các tiền lệ điển hình của Tối cao pháp viện nhưng lại thất bại dù các thẩm phán chỉ mới được bổ nhiệm. Stare decisic bảo đảm những sự thay đổi về lý thuyết sẽ xảy ra dần dần chứ không diễn ra một cách đột ngột và những phán quyết mang tính chất tối quan trọng và cổ điển sẽ không thể thay đổi một cách đơn giản. Sự tiến hoá dần dần này lần lượt thúc đấy sự ổn định và khả năng dự báo, cả hai điều này thực sự quan trọng đối với cam kết của quốc gia về tuân thủ pháp luật.

Lời kết

Dĩ nhiên, không phải cơ chế nào cũng hoàn hảo. Trong một số ít vụ việc, có vẻ như lời giải thích cho lá phiếu của mỗi thẩm phán là quan điểm ưu tiên chính trị của họ. Những vụ việc này thường gây ra sự tranh cãi lớn và thường dính líu đến các tranh chấp chính trị có thể chia rẽ đất nước thành các nhóm chính trị khác nhau. Không quá là ngạc nhiên khi phân chia các thẩm phán như vậy. Tuy nhiên, không nên vì sự tồn tại của các trường hợp đó mà kết luận chính trị là yếu tố nổi trội trong hầu hết các vụ việc tại Toà.

Vì thế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phán quyết của Tối cao Pháp viện. Quan điểm chính trị của thẩm phán chỉ đóng một vai trò nhỏ. Nếu không, Toà án sẽ giảm đi khả năng phục vụ như là một cơ quan độc lập trong các nhánh chính trị, giảm khả năng bảo vệ quyền của cá nhân và tính chính đáng của nó cũng ít hơn. Niềm tin của công chúng đối với một Tòa án là một phần thể chế chính trị sẽ ít hơn so với niềm tin dành cho chủ thể đưa ra phán quyết độc lập. Các thẩm phán hiểu được điều này và họ bảo vệ danh tiếng của toà án bằng cách giảm thiểu sự ảnh hưởng của quan điểm chính trị trong những phán quyết của mình.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.