Nhóm lợi ích trong các chế độ độc tài vận hành ra sao
Ở hai phần trước, tác giả đã giới thiệu về sự hình thành, một số đặc điểm và cách thức
Ngày nay “dân chủ” đã trở thành một thuật ngữ nền tảng của các lý thuyết chính trị phổ biến và chi phối trên thế giới. Điều này được phản ánh không chỉ ở số lượng lớn các nước dân chủ trong thực tế, mà còn ở việc hầu hết các nước trên thế giới, bất kể hệ thống chính trị của nó như thế nào, cũng đều tự gọi mình là hệ thống dân chủ, hay cai trị nhân danh nhân dân và vì lợi ích của nhân dân, kể cả Việt Nam hay Trung Hoa.
Nhìn chung, trong lịch sử nhân loại, dựa trên mức độ tham gia trực tiếp của người dân vào việc cai trị, người ta phân chia khái niệm dân chủ thành dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Dân chủ trực tiếp là mô hình trong đó toàn thể người dân tham gia vào việc cai trị đất nước. Mô hình này từng được áp dụng ở Athen, một thành bang của Hy Lạp cổ đại, còn ngày nay được áp dụng mô hình ở Thụy Sĩ và một vài quốc gia khác. Mô hình dân chủ trực tiếp có nhiều hạn chế, như chỉ phù hợp với đất nước nhỏ, dân số ít; ngoài ra sự cai trị tập thể và khả năng cai trị của thường dân cũng thường bị đưa ra phê phán và chỉ trích bởi các học giả nổi tiếng như Plato, Madison.
Chính điều này khiến cho mô hình dân chủ trực tiếp không hấp dẫn, và các quốc gia thường lựa chọn mô hình dân chủ đại diện. Đây là mô hình trong đó người dân không trực tiếp cai trị, mà họ bầu ra những người đại diện để thay họ cai trị. Mô hình này khắc phục được các nhược điểm của mô hình dân chủ trực tiếp, ở chỗ nó phù hợp với mọi quốc gia bất kể quy mô dân số và diện tích, cũng như việc người cai trị được lựa chọn thông qua bầu cử khiến cho họ có năng lực cai trị tốt hơn. Dân chủ đại diện hiện được áp dụng phổ biến trên thế giới tại nhiều quốc gia, tiêu biểu như ở Mỹ, Anh, Pháp.
Quyển sách được chuẩn bị và biên soạn công phu bởi nhóm Tinh Thần Khai Minh.
Trong lịch sử nhân loại, tiến trình chuyển đổi sang nền dân chủ từ các thể chế quân chủ, độc tài cho đến nay trải qua nhiều giai đoạn. Theo Huntington, cho đến nay nhân loại đã trải qua ba làn sóng dân chủ hóa. Làn sóng thứ nhất theo sau Cách mạng Mỹ và Cách mạng Pháp kéo dài từ năm 1828 cho đến 1926, tại đó một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… bắt đầu chuyển đổi sang thể chế dân chủ.
Làn sóng thứ hai theo sau Thế chiến thứ hai kéo dài từ năm 1943 đến 1962, lần này có khá nhiều quốc gia chuyển đổi sang dân chủ như Tây Đức, Nhật, Ấn Độ…
Và làn sóng thứ ba kéo dài từ năm 1974 cho đến nay, khởi đầu với sự sụp đổ của chế độ độc tài của Bồ Đào Nha, và lên đến đỉnh điểm là sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Trong giai đoạn này một số lượng lớn các chế độ độc tài bị thay thế bởi các chế độ dân chủ ở Đông Âu, Mỹ Latin, và Châu Á.
Xen kẽ giữa các quá trình chuyển đổi sang dân chủ là những làn sóng thụt lùi, quay trở lại chế độ độc tài ở một số nước. Như sự sụp đổ của chế độ dân chủ ở nhiều nước Tây Âu những năm 1920 và 1930, sau đó là sự chuyển sang chế độ độc tài ở Nam Mỹ vào những năm 1960 và 1970. Hiện nay, theo nghiên của của học giả Larry Diamond, thế giới đang chứng kiến một làn sóng thụt lùi mới về dân chủ, trong đó quá trình dân chủ hóa ở nhiều nơi đang bị chững lại, thể chế dân chủ sụp đổ ở nhiều khu vực như Trung Á, Trung Đông, Nam Mỹ. Tuy nhiên, về tổng thể, có thể thấy rằng tiến trình dân chủ dù gặp nhiều khó khăn, song là một xu thế không thể đảo ngược của thời đại.
Việt Nam là một trong số ít các nước xã hội chủ nghĩa còn lại sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, bên cạnh Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào. Dù đã thực hiện nhiều cải cách để tự do hóa đời sống xã hội, song hiện nay thể chế chính trị Việt Nam vẫn còn bị coi là độc đoán. Điều này thể hiện ở nhiều tiêu chí dùng để đánh giá thể chế dân chủ như: bầu cử tự do, báo chí tự do, bảo vệ nhân quyền… hầu như tất cả những điều này Việt Nam đều chưa đáp ứng được.
Có thể thấy rằng tiến trình chuyển đổi dân chủ của Việt Nam sẽ còn kéo dài, và hiện nay chỉ đang ở giai đoạn chuẩn bị trong mô hình ba bước hướng đến một nền dân chủ ổn định là: chuẩn bị, chuyển đổi, củng cố. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến đến chuyển đổi dân chủ, như tác động từ bên ngoài, sự phát triển của xã hội dân sự… Tuy nhiên, để cho sự chuyển đổi này có thể bước vào giai đoạn củng cố, thì cần có sự đồng thuận và tham gia tích cực của người dân vào các thực tiễn dân chủ. Và để như vậy, người dân cần có một nhận thức đúng đắn về thể chế dân chủ và ý nghĩa của nó đối với họ. Một khi người dân hiểu và tin tưởng vào thể chế dân chủ thì chắc chắn nó sẽ đi đến bền vững.
Chính vì lý do trên, chúng tôi đã tiến hành biên tập cuốn sách “Dân chủ và thể chế dân chủ”. Hy vọng cuốn sách sẽ mang đến cho độc giả những kiến thức tổng quan về dân chủ, từ đó hiểu hơn về dân chủ, qua đó tạo thành sự đồng thuận chung trong việc thúc đẩy tiến trình dân chủ hóa ở Việt Nam./.
Bấm vào đây để tải sách |