Nhóm lợi ích trong các chế độ độc tài vận hành ra sao
Ở hai phần trước, tác giả đã giới thiệu về sự hình thành, một số đặc điểm và cách thức
Lời người dịch:
“Civil Disobedience”, bài luận nổi tiếng nhất của Henry David Thoreau (1817-1862), nhà văn và nhà tư tưởng Mỹ, ra đời sau khi ông bị giam một đêm trong tù vì khước từ đóng thuế để phản đối cuộc Chiến tranh Mexico và chế độ nô lệ đang phát triển ở Mỹ. 160 năm sau, sau những gì đang diễn ra trên khắp thế giới càng thấy bài tiểu luận này vẫn đầy tính thời sự, và không chỉ đối với nước Mỹ.
Các kỳ liên quan:
Bất tuân dân sự – Kỳ 1: Chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị ít nhất
Bất tuân dân sự – Kỳ 2: Giá của một người trung thực
Bất tuân dân sự – Kỳ 3: Làm gì với những đạo luật bất công?
Bất tuân dân sự – Kỳ 4: Bắt đầu từ không đóng thuế?
Bất tuân dân sự – Kỳ 5: Khi nhà nước túng quẫn
—
Đêm ở trong tù có cái gì đó mới lạ và hấp dẫn. Khi bước vào, tôi thấy các tù nhân mặc áo sơ mi, vừa tán chuyện vừa phà hơi nước vào cửa. Nhưng cai tù bảo họ: “Đến giờ đóng cửa rồi”, họ bỏ đi và tôi nghe thấy tiếng bước chân họ trong buồng giam. Cai tù nói với bạn tù cùng phòng với tôi rằng, tôi là “một người tốt và thông minh”. Sau khi đóng cửa phòng, anh ta chỉ cho tôi chỗ treo mũ và tình hình ở đây. Mỗi tháng các phòng giam đều được quét vôi một lần, và cái phòng này, chí ít cũng là phòng trắng nhất, trang bị đồ gỗ đơn giản nhất và có thể là ngăn nắp nhất thành phố.
Đương nhiên là anh ta muốn biết tôi từ đâu tới và làm sao mà lại phải vào đây; và sau khi kể cho anh ta nghe mọi sự, tôi cũng hỏi anh ta vì sao lại phải vào đây vì nghĩ rằng anh ta là một người trung thực và theo quan điểm hiện nay thì anh ta đúng là người như thế. “Người ta vu cho là tôi đốt nhà kho, nhưng tôi không bao giờ đốt”. Theo tôi hiểu thì anh ta có thể đã tới là kho trong tình trạng say rượu, sau đó lấy tẩu thuốc ra hút rồi ngủ quên, và thế là nhà kho cháy. Anh ta được tiếng là người thông minh, và đã phải đợi tòa ba tháng rồi, mà có thể phải đợi thêm chừng ấy nữa; nhưng anh ta đã quen và lấy làm hài lòng vì được ăn không mất tiền, và theo anh ta thì còn được đối xử tử tế nữa.
Anh ta nằm cạnh một cửa sổ, tôi nằm cạnh cái thứ hai; và tôi thấy rằng công việc chủ yếu của những người bị tù lâu là nhìn ra cửa sổ. Chẳng bao lâu sau tôi đã đọc hết những cuốn sách mà người ta để lại ở đây, và nhìn những chỗ mà những tù nhân trước đây đã chui ra để vượt ngục, những ô cửa sổ đã bị cưa và nghe những câu chuyện về những người tù đã từng bị giam trong buồm giam này; hóa ra buồng giam cũng có lịch sử và những chuyện ngồi lê đôi mách, nhưng chỉ lưu hành trong mấy bức tường nhà giam mà thôi. Có khả năng đây là ngôi nhà duy nhất trong thành phố có người làm thơ, sau đó được chép lại, nhưng không được xuất bản. Người ta đã cho tôi xem nhiều bài thơ, do những người trẻ tuổi làm, những người này bị bắt sau khi vượt ngục và trả thù bằng cách ngâm thơ.
Tôi tìm cách moi tất cả mọi chuyện của người bạn tù vì sợ rằng sẽ không bao giờ gặp lại anh ta nữa; nhưng rồi cuối cùng anh ta cũng chỉ cho tôi chỗ nằm ngủ và bảo tắt đèn.
Ở đây một đêm cũng chẳng khác gì đi du lịch đến một đất nước xa lạ mà tôi chưa bao giờ nghĩ là mình sẽ tới. Dường như trước đây tôi chưa bao giờ nghe thấy tiếng chuông đồng hồ của thành phố, cũng chưa nghe thấy tiếng động của làng quê đang chìm vào giấc ngủ, chúng tôi không đóng cửa sổ khi ngủ vì bên ngoài có chấn song rồi. Làng quê tôi như thể đang ở giữa thời Trung Cổ, và con sông Concord thì trở thành sông Rhine và tôi trông thấy hình ảnh những hiệp sỹ và những pháo đài lướt qua trước mắt mình. Từ những con phố phía xa vẳng lại tiếng những thị dân già nua. Tôi trở thành khán giả và thính giả vô , vì đây là thị trấn. Tôi bắt đầu hiểu được công việc của dân chúng thành phố này.tình của những việc người ta nói và làm trong cái bếp của cái khách sạn nhỏ nằm ngay sát nhà tù – đây là điều hoàn toàn mới và hiếm khi xảy ra với tôi. Dường như tôi đang nhìn thấy thành phố từ bên trong lòng nó. Đây là một trong những thiết chế đặc biệt của nó.
Buổi sáng người ta đưa thức ăn qua cái lỗ ở cánh cửa chính, đấy là một cái chảo thiếc dài với cốc chocolate, bánh mì đen và cái thìa bằng sắt. Khi người ta tới lấy cái chảo, do thiếu kinh nghiệm, tôi đã trả lại mẩu bánh mì còn sót lại, nhưng anh bạn tù cùng phòng đã giằng lại, anh ta nói rằng tôi phải giữ cho bữa trưa và bữa chiều. Một lúc sau anh ta phải đi cắt cỏ ở cánh đồng bên cạnh, đây là công việc anh ta vẫn làm và đến trưa sẽ về; nhưng anh ta tạm biệt tôi vì nghĩ rằng chúng tôi sẽ không gặp lại nhau nữa.
Khi tôi ra khỏi nhà tù – vì có người can thiệp và nộp thuế cho tôi – tôi không thấy những thay đổi to lớn mà một người bước vào nhà tù từ khi còn trẻ nhưng khi ra thì đã là một ông già lọm khọm có thể chứng kiến; nhưng dù sao thì mọi sự cũng đã thay đổi – thành phố, bang và đất nước – thay đổi lớn hơn là thời gian có thể tạo ra. Tôi nhìn thấy cái bang mà tôi đang sống một cách rõ ràng hơn. Tôi nhận thức được mình có thể tin tưởng và dựa vào bạn bè, chòm xóm đến mức nào; tôi thấy rằng tình bạn chỉ có trong những ngày vui mà thôi, rằng họ không sẵn sàng làm những việc đúng đắn, rằng họ cũng là giống người xa lại với tôi chẳng khác gì người Trung Quốc hay người Malay vậy; rằng họ chỉ hy sinh vì nhân loại khi không phải chịu bất cứ rủi ro nào, thậm chí ngay cả đối với tài sản; rằng họ cũng chẳng phải là những người cao quý, mà sẽ đối xử với kẻ cắp y như kẻ cắp đối xử với họ; và hy vọng cứu chuộc được linh hồn mình bằng cách tuân theo một số quy tắc và mấy lời cầu nguyện, và thỉnh thoảng đi theo đường thẳng, mặc dù đấy là con đường vô tích sự. Có thể đấy là lời phán xét quá cay nghiệt, vì tôi tin rằng nhiều người trong số họ không biết rằng trong thành phố này có một thiết chế là nhà tù.
Làng tôi có tục lệ, khi người mắc nợ ra khỏi nhà tù thì mọi người chào anh ta bằng cách đan các ngón tay lại với nhau rồi giơ lên ngang mắt như thể đấy là song sắt trước cửa sổ nhà tù. Nhưng hàng xóm của tôi không chào tôi theo kiểu đó, họ nhìn tôi rồi nhìn nhau, tuồng như tôi vừa trở về sau một cuộc viễn du vậy. Tôi bị bắt trên đường đến nhà người thợ giày để lấy đôi giày tôi đang nhờ chữa. Được thả ra vào sáng ngày hôm sau, tôi tiếp tục đến nhà ông thợ giày để làm cho xong công việc dở dang và sau khi đi giày, rồi tham gia cùng với mọi người đi hái việt quất, họ đang sốt ruột đợi tôi vì tôi là người dẫn đường – ngựa đã được đóng yên – và chẳng bao lâu sau tôi đã ở trên ngọn đồi cao nhất, giữa cánh đồng, cách thành phố hai dặm, chẳng còn liên quan gì tới nhà nước nữa.
Câu chuyện “tù tội” của tôi là như thế.
Tôi không bao giờ trốn thuế cầu đường vì tôi muốn là một người hàng xóm tốt, cũng như một thần dân tồi; còn về việc bảo trợ trường học thì tôi đang đóng góp phần của mình vào việc giáo dục đồng bào của mình đây. Không phải là tôi từ chối nộp khoản này hay khoản kia trong bảng thống kê thuế khoá. Đơn giản là tôi bất tuân chính phủ và không muốn liên quan gì đến nó hết. Tôi không quan tâm đến đường đi của những đồng tiền của tôi, ngay cả nếu tôi có thể làm thế, cho đến khi họ dùng nó để mua người hay súng để giết người – đồng tiền không có lỗi gì – nhưng tôi muốn theo dõi hậu quả của sự bất tuân của tôi. Trên thực tế, tôi tuyên bố một cuộc chiến tranh thầm lặng với chính phủ, theo cách của tôi, mặc dù, như vẫn thường thấy trong các trường hợp như thế, tôi tiếp tục nhận những lợi ích của nó.
Nếu người khác trả khoản thuế mà người ta bắt tôi nộp vì họ có cảm tình với nhà nước, là họ đã làm cái việc mà họ làm cho chính mình, tức là khuyến khích sự bất công một cách nhiệt tình hơn là nhà nước đòi hỏi. Còn nếu họ nộp vì tình cảm sai lầm với người phải đóng thuế, nhằm bảo vệ tài sản của anh ta hay để anh ta khỏi bị đi tù, thì đấy là do họ không chịu suy nghĩ một cách thấu đáo về việc họ đã để cho tình cảm riêng tư cản trở lợi ích công cộng như thế nào.
Quan điểm hiện nay của tôi là như thế. Nhưng phải rất thận trọng sao cho hành động của mình không bị ảnh hưởng bởi thái độ cố chấp hay ý kiến của đám đông. Hãy chịu trách nhiệm trước lương tâm của mình và trước lịch sử./.