Việt Nam Cộng hòa và miền Nam sau năm 1975: Luật Khoa đã viết những gì

Các bài viết quan trọng về Việt Nam Cộng hòa và miền Nam Việt Nam sau năm 1975 mà Luật Khoa đã từng viết.

Việt Nam Cộng hòa và miền Nam sau năm 1975: Luật Khoa đã viết những gì
Tòa đô chánh Sài Gòn, nơi làm việc và hội họp của chính quyền thành phố thời Việt Nam Cộng hòa. Ảnh: Jon Dorrough.

Việt Nam Cộng hòa với thời gian tồn tại chỉ hai thập niên, nếu xét theo chiều dài lịch sử của dân tộc thì rõ ràng thực thể này chỉ là một chớp mắt. Tuy vậy, trong một thoáng xuất hiện rồi biến mất, chính thể này để lại nhiều cái đầu tiên cho Việt Nam mà sự ảnh hưởng và di sản tới ngày nay là không thể chối cãi.

Trong khoảng 20 năm, người dân miền Nam đã có cơ hội trải nghiệm một nền dân chủ và pháp trị thực thụ, tuy ngắn ngủi nhưng để lại nhiều dấu ấn quan trọng. Những giá trị tiến bộ của đời sống dân chủ ở miền Nam được thể hiện trong sự trải nghiệm của các tầng lớp nhân dân, của xã hội dân sự, và ở không gian học thuật đa dạng, v.v.

Sau 30/4/1975, người dân miền Nam mất đi chính quyền của mình, và ngụp lặn trong những con sóng lớn của sự thù hằn, nghi ngờ mà phe chiến thắng mang đến. Nó đã phá hoại và làm sụp đổ gần như tất cả những thành tựu về kinh tế, chính trị, văn hóa của miền Nam.

Trong khi đó, miền Bắc thì vừa trải qua thời kỳ dốc toàn bộ nguồn lực về con người và của cải để theo đuổi cuộc chiến chống Mỹ, làm sụp đổ chính quyền miền Nam. Trong 20 năm tương tàn, xã hội miền Bắc cũng kiệt quệ.

Đất nước được tiếng là thống nhất nhưng nhiều người từ Bắc tới Nam ồ ạt đi vượt biên, bỏ mạng ngoài biển khơi.

Luật Khoa trong những năm qua đã viết nhiều bài về chính thể Việt Nam Cộng hòa và những gì xảy ra sau ngày 30/4/1975. Cách chúng tôi tiếp cận với vấn đề Việt Nam Cộng hòa, cũng như với mọi vấn đề khác, là đa chiều, đa quan điểm, không vì điều gì mà tự kiểm duyệt nội dung.

Luật Khoa xin giới thiệu các bài viết quan trọng mà chúng tôi đã viết về vấn đề này để độc giả tham khảo.

Timeline: Lịch sử Việt Nam Cộng hòa
Bài viết này nằm trong số báo tháng Tư năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF ngày 26/4/2022. 21/7/1954: Hiệp định Geneva được ký kết, chia lãnh thổ Việt Nam thành hai miền Nam - Bắc. 23/

Thể chế, hiến pháp, chính sách

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nói gì về đảng phái? – Kỳ 1
Xét riêng về chế định đảng chính trị, Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa năm 1967 tương phản toàn diện với Hiến pháp Việt Nam hiện hành. Ngày 26/10/1955, Tổng thống Ngô Đình Diệm long trọng tuyên bố sự ra đời của quốc gia Việt Nam Cộng hòa ở phía Nam của vĩ tuyến 17, mở […]
Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa nói gì về đảng phái? – Kỳ 2 và hết
Ở kỳ trước, độc giả đã tìm hiểu về thể chế chính trị đa đảng hướng tới thể chế lưỡng đảng của nền Đệ nhị Cộng hòa ở miền Nam trước năm 1975. Phần này sẽ bàn về các quy định khác của bản Hiến pháp 1967 liên quan đến đảng phái chính trị: quân đội […]
8 điều đáng chú ý về Hiến pháp 1956 của Việt Nam Cộng hòa
Chúng ta có thể học được gì từ bản hiến pháp của nền Đệ nhất Cộng hòa?
Cuộc trưng cầu dân ý đưa Ngô Đình Diệm lên chức tổng thống có dân chủ?
Bầu cử ở Việt Nam Cộng hòa, nhất là cuộc trưng cầu dân ý phế truất Bảo Đại, lập nền cộng hòa và đưa Ngô Đình Diệm lên chức tổng thống, theo mô tả của báo chí đương đại hiện nay, có thể tổng hợp trong vài từ như “giả hiệu”, “giật dây”, “trắng trợn”, […]
Bầu cử năm 1967 ở miền Nam: Dân chủ nhất trong lịch sử Việt Nam?
Các cuộc bầu cử, trưng cầu dân ý sau thời kỳ Ngô Đình Diệm nắm quyền không thoát khỏi cái nhìn cú diều của nhiều nhà sử học Việt Nam lẫn một số nhà báo phương Tây cánh tả vốn đã có sẵn định kiến với nhà nước Việt Nam Cộng hòa. Song thiện cảm […]
Cải Cách Ruộng Đất, Cải Cách Điền Địa và Người Cày Có Ruộng
Hiển nhiên dải đất hình chữ S Việt Nam hiện đại không chỉ chứng kiến duy nhất một cuộc cải cách ruộng đất. Tại hai đầu đất nước, mỗi quốc gia đều có những định hướng và chính sách đất đai riêng biệt nhằm hướng đến những mục tiêu chính trị, kinh tế và xã […]
Ba hiểu lầm phổ biến về tình hình đất đai và đời sống nông dân thời Việt Nam Cộng hòa
Các số liệu nghiên cứu chỉ ra nhiều lầm tưởng, từ cả hai phía.
Ân xá Quốc tế: Chính quyền Việt Nam Cộng hoà tra tấn và bỏ tù giới bất đồng chính kiến miền Nam
Trong một báo cáo đặc biệt năm 1973, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đặc biệt lo ngại về việc chính quyền Việt Nam Cộng hoà đàn áp giới bất đồng chính kiến tại miền Nam, trong đó có việc lạm dụng các điều luật mơ hồ để bắt giữ tuỳ tiện, tra […]
Về Cảnh sát Quốc gia và Công an Nhân dân
Tổng quan lịch sử về lực lượng Cảnh sát Quốc gia của Việt Nam Cộng hoà và Công an Nhân dân của Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Cảnh sát Quốc gia của Việt Nam Cộng hoà Khái niệm cảnh sát xuất hiện sớm ở Việt Nam, từ khi ta còn là thuộc […]
Lược khảo tư tưởng Hồ Chí Minh, lý tưởng Ngô Đình Diệm
“Không thể viết lịch sử bằng định kiến. Cả hai phía của câu chuyện đều cần phải được xét đến, ngay cả khi chỉ có một phía mà thôi’ John Betjeman, Tình đầu – Tình cuối (1952) Sẽ quá đơn giản để làm xấu hình ảnh của một con người, đặc biệt khi những người […]
Việt Nam Cộng hòa và thất bại trong việc xây dựng nền pháp quyền
Việt Nam Cộng hòa chỉ tồn tại trong vòng hai mươi năm, nhưng nó sản sinh ra những trí thức sáng giá nhất về chính trị học và luật học của Việt Nam hiện đại. Song với thành tựu giáo dục và học thuật như vậy, nền pháp quyền của chính quyền này quả thật […]

Công pháp quốc tế

1954-1975: Quốc tế đã công nhận hai nhà nước Việt Nam như thế nào
Thể chế nào mới thật sự đại diện cho Việt Nam? Câu chuyện vốn không hề ngã ngũ vào thời điểm Hiệp định Geneva được ký kết.
Hiệp định Paris và Nhân quyền: Điều khó nói của ‘bên thắng cuộc’
Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong Hiệp định Paris thì đó là Điều 11.
30/4 – Xâm lược hay giải phóng: Từ góc nhìn công pháp quốc tế
Có đủ căn cứ và cơ sở để cho rằng tồn tại hai quốc gia tách biệt trên lãnh thổ Việt Nam từ năm 1955 cho đến năm 1975.
Cộng hoà Miền Nam Việt Nam: Quốc gia 15 tháng
Cách đây hơn 40 năm, có một quốc gia từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam trong chưa đầy 15 tháng và ít được sử sách sau này nhắc tới. 13:30 phút ngày 30/4/1975, Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà (VNCH), Dương Văn Minh, tuyên bố đầu hàng “quân giải phóng […]
Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 1: Tính chính danh của miền Bắc
Trận chiến Tết Mậu Thân năm 1968 cho đến nay vẫn là một trong những đề tài gây chia rẽ nhất trong cộng đồng người Việt Nam trong và ngoài nước. Trong loạt bài này, tôi sẽ bàn đến trận chiến dưới góc độ công pháp quốc tế, và do vậy, rất có thể sẽ […]
Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 2: Tính chính danh của Việt Nam Cộng hoà
Ở kỳ 1, chúng ta đã bàn về tính chính danh, hay tư cách pháp lý của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH). “Kẻ thua cuộc” Việt Nam Cộng hoà (VNCH) có lẽ ít khi có cơ hội bảo vệ tính chính danh của mình. Cho đến nay, một trong những thứ mà học […]
Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 3: Tính chính danh của Mặt trận Giải phóng
Ngoài Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) và Việt Nam Cộng hoà (VNCH), còn một đối tượng nữa cần phải nghiên cứu trong sự kiện Tết Mậu thân năm 1968: “Việt Cộng”. Với nhiều người Việt Nam, đặc biệt là người miền Bắc, điều này nghe có thể hơi lạ. Chẳng phải “Việt Cộng” […]
Mậu Thân và Công pháp – Kỳ 4: Tết, Bảy Lốp và thường dân
Với những phân tích chi tiết trong phạm vi ba bài viết ở các kỳ trước, chúng ta đã có nền tảng cơ bản để phân tích sự kiện Tết Mậu Thân năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của công pháp quốc tế. Lực lượng tham gia chính yếu […]
Mời ngoại bang can thiệp quân sự: Một góc nhìn từ công pháp quốc tế
Nhắc đến việc có mặt các lực lượng quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ một đất nước độc lập, chính là gợi nhớ đến một dạng sự kiện thuộc loại gây tranh cãi nhất trong các loại sự kiện chính trị quốc tế. Cho đến ngày nay, một vài quốc gia như Nhật […]

Quân đội, chiến sự

Quân đội Việt Nam Cộng hòa: Những bài học đắt giá của một đoàn quân thua trận
Kể từ khi thành lập cho đến thất bại tai tiếng của mình vào ngày 30/4/1975, Quân đội Việt Nam Cộng hòa liên tục bị cả kẻ thù lẫn đồng minh chỉ trích. Đối với phe cộng sản, Quân đội VNCH là một quân đội bù nhìn của ngoại bang, là tấm màn che chắn […]
Thảm sát Mỹ Lai và một phiên tòa không bao giờ tới
Cuối năm 1969, Nhà Trắng vốn đã bận rộn lại càng trở nên hoang mang hơn sau khi mẩu tin của nhà báo trẻ Seymour Hersh được đăng tải trên hàng chục tờ báo Mỹ. Vụ lính Mỹ thảm sát dân thường ở Mỹ Lai (Quảng Ngãi, Việt Nam) bắt đầu lộ diện và gây […]

Sách, giáo dục

Sách ‘Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền’ thời Việt Nam Cộng hòa
Luật Khoa xin giới thiệu đến quý bạn đọc tập sách Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền do Bộ Giáo dục – Việt Nam Cộng hòa dịch và ấn hành vào năm 1965 tại Sài Gòn. Tập sách này có kích thước 12×15 cm, dày 40 trang, được in nhân kỷ niệm 17 năm ngày […]
Sách “Án lệ vựng tập”: Có một nền pháp luật Việt Nam Cộng hoà như thế
“Ngụy quyền”, “tay sai giặc Mỹ”, “chính quyền bù nhìn của đế quốc Mỹ”. Đây là những phản hồi tôi thường nhận được khi hỏi một vài bạn trẻ (ít nhất là trẻ hơn tôi) về Việt Nam Cộng hoà. Pháp luật Việt Nam Cộng hòa, theo đó, có thể được xem là một thứ […]
Ba cuốn sách gợi nhớ một nền xuất bản bị lãng quên của Việt Nam Cộng hòa
Những góc nhìn khác về miền Nam trước 1975 được mở ra, từ chuyện luật pháp cho tới đất đai.
Làm thế nào để kiến tạo một quốc gia dân chủ? - Bài học từ một tiểu luận thời Việt Nam Cộng hòa
Học để lựa chọn, chứ không phải học để làm theo và bắt chước một cách mù quáng.
Nguyễn Ngọc Huy và “Lịch sử các học thuyết chánh trị”
Cuốn sách giáo khoa của một trong những trí thức nổi tiếng nhất thời Việt Nam Cộng hòa.
Giáo dục Nam – Bắc Việt Nam – Kỳ 1: Nền tảng và khác biệt
Một chuyến hành trình khám phá nền giáo dục của hai đất nước Việt Nam, thời kỳ 1955 - 1975.
Giáo dục Nam – Bắc Việt Nam – Kỳ 2: Từ “thợ dạy” đến “tự do cá nhân”
Hai hệ thống khác biệt tạo ra những con người rất khác biệt.
Nhớ Viện Đại học Cao Đài: “Khi đó chúng tôi rất hạnh phúc”
...cho đến ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Ngô Đình Diệm và tờ Thời Luận: Thuở hồng hoang của báo chí tự do Việt Nam
Câu chuyện về tờ báo độc lập và đối lập nổi tiếng một thời của Việt Nam Cộng hòa.

Dân sinh, thể thao, kinh tế

Câu chuyện cải lương, câu chuyện Việt Nam Cộng hòa
Sự suy tàn của hai biểu tượng một thời rực rỡ.
Việt Nam Cộng hòa và những người Việt Nam đầu tiên dự Olympics
Những vận động viên mà bạn có thể chưa từng nghe tên.
Kinh tế hai miền thời chia cắt dưới góc nhìn của CIA
Báo cáo giải mật của CIA cho cái nhìn khách quan và công tâm hơn các cáo buộc xưa nay.

Nhân vật

“Cô Long” Trần Lệ Xuân: Gia đình trị, truyền thông và nữ quyền
Madame Nhu hay “Cô Long” (Dragon Lady) là những cái tên lừng lẫy một thời trong giai đoạn thứ nhất của chiến tranh Việt Nam. Tất cả đều được dùng để nói về Trần Lệ Xuân (1924 – 2011), vợ của Ngô Đình Nhu – em trai của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa đương […]
4 nhân vật dân sự xuất sắc của Việt Nam Cộng Hòa có thể bạn chưa biết
Khi nhắc đến các nhân vật chính trị hàng đầu của Việt Nam Cộng hòa, bạn có thể đang nghĩ đến một vị tướng lãnh nào đó. Thật vậy, ngay sau cuộc đảo chánh Ngô Đình Diệm năm 1963, hầu hết những cái tên đáng kể trên chính trường miền Nam Việt Nam đều có […]

Tôn giáo

Đóng góp của Công giáo miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa
Nỗ lực hòa mình vào xã hội của Giáo hội Công giáo ở miền Nam giai đoạn 1954 - 1975.

Thuyền nhân, miền Nam sau năm 1975

Thảm kịch thuyền nhân: 20 năm biển người giữa Biển Đông
Một trong những thảm kịch tị nạn dai dẳng nhất trong lịch sử nhân loại.
Trại cải tạo sau 30-4-1975: Lục lại một báo cáo của Ân xá Quốc tế năm 1981
Tháng 12/1979, tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International) đã có chuyến làm việc chính thức 10 ngày tại Việt Nam về vấn đề giam giữ các cựu quân nhân, nhân viên và quan chức của chính phủ Việt Nam Cộng hòa (VNCH) sau ngày 30/4/1975. Họ đã gặp gỡ và làm việc với […]
5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam
Vì sao người miền Nam rất nhạy cảm với một số diễn ngôn và cách hành xử từ miền Bắc?
Tình thế chính trị của người dân miền Nam Việt Nam sau năm 1975
Một sự thật lịch sử không thể bị lãng quên.
Triệt tiêu văn hóa miền Nam sau năm 1975: Đốt sách, cầm tù trí thức, độc chiếm xuất bản
Những thiệt hại không thể phục hồi, kéo lùi nền tri thức của đất nước.

Quan điểm

30/4: Bạn đang tin vào câu chuyện nào?
Sự kiện ngày 30/4/1975 là giải phóng hay xâm lược? Bản chất của cuộc chiến Việt Nam 1954-1975 tùy thuộc vào góc nhìn, niềm tin của các bên tham gia. Với một người lính VNCH thì đó là cuộc chiến chống lại sự xâm lược của cộng sản miền Bắc, với một bộ đội giải […]
Di sản của nền Đệ Nhị Cộng Hòa
Bù nhìn, tham nhũng, hèn nhát, thối nát, ngụy quân, ngụy quyền, độc tài, tàn ác, đánh thuê, phản dân, tư sản mại bản, phong kiến thân Mỹ, tay sai đế quốc, bất hợp pháp, phi nhân tính, dối trá, xỏ lá, ba que,… Chỉ là một số ít những ngôn từ vẫn hay được sử dụng […]
Mai Khôi và quyền tự do bày tỏ thái độ với lá cờ
Ca sĩ Mai Khôi đang trở thành tâm điểm của một cuộc tranh cãi mới về một đề tài rất cũ: lá cờ. Trên Facebook của mình, cô ca sĩ từng là ứng cử viên độc lập chạy đua vào Quốc hội hồi năm ngoái bày tỏ quan điểm không muốn đứng chung với lá […]
Tôi từng nghĩ học lịch sử là vô nghĩa, cho đến khi mẹ tôi bắt đầu kể chuyện
Có một lịch sử rất khác đã tồn tại, có những cuộc đời đã bị sách giáo khoa bỏ qua.
Công minh lịch sử
Những ngày này có lẽ là khó chịu đựng nhất ở miền Nam Việt Nam. Không hẳn là vì nắng nóng kéo dài, vì nắng qua đến năm giờ chiều cũng dịu lại. Thứ nhất định không dịu lại, là những giai điệu tự hào vang lên khắp các ngõ ngách; những lời ca tụng […]
Khi tàn chinh chiến, người Việt Nam nào cũng chung một nỗi đau
Không có bên thua cuộc hay bên thắng cuộc.

Video

Podcast

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.